Hình ảnh đá Gạc Ma trên tờ “Quan sát” Trung Quốc ngày 30 tháng 8 năm 2014 cho thấy đã có sự thay đổi rất lớn |
Trung Quốc một khi hoàn thành công trình lấn biển, Quân đội Trung Quốc sẽ xây dựng giống như đảo Phú Lâm (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam), xây dựng các loại radar tìm kiếm tầm xa, trạm nghe lén tín hiệu radar, vô tuyến điện.
Đến lúc đó, toàn bộ các nước xung quanh Biển Đông, kéo dài đến Singapore, eo biển Malacca đều sẽ nằm trong phạm vi nghe lén tín hiệu vô tuyến điện và tác chiến của Trung Quốc. Trung Quốc đã nhanh chóng biến Biển Đông thành “ao nhà”.
Một trong những đảo đá ở Biển Đông – đá Gạc Ma trở thành đảo nhân tạo, đối với Quân đội Mỹ, có nghĩa là, Hải quân Trung Quốc đẩy căn cứ tuyến đầu ở Biển Đông xuống phía nam tới 850 km, một khi khu vực “có sự”, hạm đội Quân đội Mỹ từ bắc Ấn Độ Dương, bắt đầu tiến vào eo biển Malacca, thì sẽ nằm trong sự giám sát của máy bay trinh sát tầm xa, trạm nghe lén vô tuyến điện của Quân đội Trung Quốc.
Đá Gạc Ma chỉ cách thành phố Hồ Chí Minh 830 km, Manila 890 km, miền tây Malaysia 490 km, Kuala Lumpur 1.500 km, vị trí chiến lược rất quan trọng.
Hình ảnh đá Châu Viên ngày 19 tháng 7 năm 2014 do mạng “Quan sát” Trung Quốc ngày 30 tháng 8 năm 2014 đăng tải |
Sẽ có thể cất hạ cánh máy bay Su-30, J-11
Đá Gạc Ma tương đối lớn, hiện dài 5 km, rộng 400 m, một khi Trung Quốc xây dựng (phi pháp) đường băng sân bay dài 2 km ở đá Gạc Ma, sẽ có thể cất hạ cánh các máy bay chiến đấu hạng nặng như Su-30, J-11, J-10, toàn bộ eo biển Malacca đều nằm trong bán kính tác chiến của chúng, Việt Nam trong tương lai cũng sẽ mất đi chiều sâu tác chiến của khu vực này. Trong khi đó, cảng ở đông bắc đủ để chứa tàu khu trục lớn, cũng có thể xây dựng bến quân sự (những hoạt động này đều là phi pháp).
Ngoài ra, công trình lấn biển gần đây của Trung Quốc cách đảo Ba Bình (thuộc quần đảo Trường Sa, hiện do Đài Loan đóng quân trái phép) chỉ có 72 km, dựa vào khả năng tác chiến của Hải quân Trung Quốc, một khi cần thiết, Trung Quốc có thể dễ dàng chiếm đảo Ba Bình, bắt cóc lực lượng đồn trú Đài Loan làm con tin, tiến hành đàm phán với Đài Loan. Trung Quốc tiến hành lấn biển cũng đã “kẹp” đảo Ba Bình vào giữa.
Nghe lén Quân đội Mỹ và các nước xung quanh Biển Đông
Trung Quốc nếu triển khai radar có cự ly dò tìm 500 km ở đá Gạc Ma thì vùng trời xung quanh, bao gồm toàn bộ lãnh thổ của Brunei đều nằm trong phạm vi bao quát.
Trong dò tìm đối hải, radar của Quân đội Trung Quốc cũng có thể trinh sát được hạm đội tàu sân bay của Quân đội Mỹ ở phạm vi khoảng cách xa hơn và tình hình hoạt động của tàu chiến mặt nước của hải quân các nước Việt Nam, Philippines, Malaysia.
Hình ảnh đá Gaven ngày 18 tháng 7 năm 2014 trên mạng “Quan sát” Trung Quốc ngày 30 tháng 8 năm 2014 |
Sau khi Trung Quốc xây dựng đảo nhân tạo ở nhiều đá san hô hơn, tiếp theo có thể chính là triển khai thiết bị định vị thủy âm ở vùng biển xung quanh, nghe lén hoạt động tàu ngầm của Quân đội Mỹ, Quân đội Việt Nam và Hải quân Malaysia ở Biển Đông.