Theo số liệu thống kê của Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH, riêng địa bàn tỉnh ta trong năm 2012 đã xẩy ra 22 vụ cháy ở nhà dân và cơ quan, doanh nghiệp gây thiệt hại thiệt hại lớn. Thực trạng đó đã đặt ra cho các cấp, các ngành không nên xem nhẹ công tác phòng cháy chữa cháy nhất là khi tết đến, xuân về. Hà Tĩnh có nhiều khu công nghiệp, nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng các vật liệu dễ gây ra cháy, nổ; hàng chục chợ, nhiều trung tâm thương mại lớn nhỏ với lượng hàng hoá rất lớn và nguy cơ tiềm ẩn xẩy ra cháy là rất cao, đặc biệt là ở các chợ, trung tâm thương mại trong những ngày giáp tết.
Nhằm tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy trong những ngày trước trong và sau tết Quý Tỵ, đặc biệt là công tác phòng cháy chữa cháy ở các chợ, trung tâm thương mại. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Ban Giám đốc Công an tỉnh, Phòng cảnh sát PCCC&CNCH đã có công văn gửi UBND các huyện, thị xã, Ban quản lý chợ, các Trung tâm thương mại về tăng cường biện pháp PCCC. Lực lượng PCCC công an tỉnh xuống địa bàn phối hợp với Chính quyền địa phương, Ban quản lý chợ, các trung tâm thương mại mở các đợt tập huấn, nâng cao nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy cho lực lượng tại chỗ, tiến hành kiểm tra công tác an toàn cháy nổ, phát hiện, xử lý nghiêm đối với những trường hợp vi phạm. Bên cạnh đó tham mưu cho cấp uỷ chính quyền địa phương chỉ đạo các lực lượng chức năng, cũng như quần chúng nhân dân tham gia tích cực trong công tác PCCC.
Lực lượng PCCC kiểm tra tại các chợ, trung tâm thương mại về an toàn PCCC
Chợ Kỳ Anh là trung tâm thương mại lớn, có trên 450 hộ kinh doanh trong và ngoài đình chợ, với một lượng hàng rất lớn. Song có thể nói nguy cơ tiềm ẩn cháy ở chợ này rất cao, bởi các hộ kinh doanh trong đình chợ đã tự tiện căng bạt ni long, câu móc điện tuỳ tiện, hàng hoá bày bán lấn hết cả đường đi, lối lại thêm vào đó có nhiều hộ bán hàng ăn, nấu ngay trong chợ. Bên cạnh đó thiết bị phòng cháy chữa cháy như bình bọt, máy bơm, và các phương tiện chữa cháy khác còn thiếu và không đồng bộ, lực lượng phòng cháy tại chổ nghiệp vụ chữa cháy kém, sử dụng phương tiện phòng cháy chữa cháy còn rất sơ sai. Không riêng gì chợ Kỳ Anh; Chợ Hương Khê; Chợ Đức Thọ; Thị xã Hồng Lĩnh; chợ Cẩm Xuyên…, những chợ này mặc dầu đã được các cơ quan chức năng cảnh báo về mất an toàn phòng cháy, đã kiểm tra nhắc nhở, kiến nghị đề xuất với chính quyền sở tại, Ban quản lý chợ nhiều lần, song vẫn còn nhiều bất cập về công tác phòng cháy chữa cháy. Biết nguy cơ tiềm ẩn cháy là rất lớn nhưng Ban quản lý chợ cũng chưa có một giải pháp nào đem lại hiệu quả thiết thực, nếu có cháy xẩy ra thì việc chữa cháy sẻ gặp nhiều khó khăn và hậu quả sẻ khôn lường.
Chợ Hà Tĩnh là trung tâm thương mại lớn nhất tỉnh, với trên 1600 hộ kinh doanh trong và ngoài đình chợ với đủ loại hàng hoá khác nhau, có nhiều mặt hàng dễ cháy. Hiểu rõ tầm quan trọng trong công tác phòng cháy chữa cháy, Ban quản lý chợ đã thường xuyên đẩy mạnh công tác tuyền truyền, đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, xử lý nghiêm đối với những trờng hợp vi phạm. Đặc biệt trong những ngày trước, trong và sau tết hàng hoá nhiều, mỗi ngày bình quần có hàng vạn lượt người ra vào chợ. Vậy nên Ban quản lý chợ đã phối hợp với phòng cảnh sát phòng cháy chữa cháy tập huấn cho trên 60 cán bộ công nhân viên kiến thức về luật phòng cháy chữa cháy, những nội dung cơ bản, các thao tác kỹ thuật, phương pháp xử lý tình huống, ứng cứu nhằm dập tắt đám cháy. Bên cạnh đó lực lượng PCCC cử cán bộ cùng với Ban quản lý chợ kiểm tra các thiết bị phòng cháy, lập phương án xử lý khi có cháy xẩy ra, nhắc nhở các hộ kinh doanh không được thắp hương, đốt vàng mã, câu móc điện tuỳ tiện, không được bày bán hàng ngay lối đi. Ngoài ra ban quản lý chợ giao trách nhiệm cụ thể cho từng cán bộ trực, từng ca trực phải đáp ứng đủ quân số, ứng trực 24/24 giờ vừa đảm bảo an ninh trật tự, làm tốt công tác phòng cháy chứa cháy trong mọi tình huống.
Kiểm tra các thiết bị PCCC tại một số cơ sở kinh doanh
Không chỉ để đảm bảo an toàn phong cháy chữa cháy ở các chợ và trung tâm thương mại, lực lượng Cảnh sát PCCC phối hợp với Công an các huyện, thị xã, thành phố tiền hành kiểm tra, hướng dẫn, cùng với lực lượng bảo vệ các cơ quan, doanh nghiệp, các đơn vị sản xuất kinh doanh ở các khu công nghiệp, các cơ sở sử dụng các vật liệu dễ gây cháy nổ, khu du lịch, các nhà hàng, khách sạn lập phương án bảo vệ, phương án phòng, chữa cháy, diễn tập phương an chữa cháy, góp phần phục vụ sản xuất kinh doanh đảm bảo an toàn.
Công tác phòng, chữa cháy là việc làm thường xuyên, liên tục và toàn xã hội cần quan tâm. Để làm tốt công tác phòng cháy chữa cháy chợ và khu trung tâm thơng mại, các cơ quan đơn vị sản xuất kinh doanh, yếu tố quan trọng nhất là ý thức về phòng cháy chữa cháy của mỗi người, các hộ kinh doanh, của những người trực tiếp sản xuất, mua bán hàng. Trong hoạt động mỗi người cần có ý thức, nêu cao tinh thần trách nhiệm để tiến tới xã hội hoá công tác phòng cháy nhằm góp phần đảm bảo an toàn tài sản và tính mạng của người dân; đặc biệt là trong dịp tết nguyên đán Quý Tỵ đang cận kề./.
Văn Hùng – PX15
CAHT