Lộc Hà một miền quê giàu truyền thống văn hóa, cách mạng

Huyện Lộc Hà được thành lập theo Nghị định số 20/NĐ-CP ngày 07/02/2007 của Chính phủ trên cơ sở sáp nhập 7 xã Hạ Can của huyện Can Lộc (Ích Hậu, Hồng Lộc, Tân Lộc, An Lộc, Bình Lộc, Phù Lưu và Thịnh Lộc) và 06 xã biển Cửa huyện Thạch Hà (Hộ Độ, Mai Phụ, Thạch Châu, Thạch Mỹ, Thạch Bằng và Thạch Kim) với các mục tiêu cơ bản: Đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế – xã hội và xóa đói giảm nghèo các xã trong vùng; xây dựng đô thị và phát triển du lịch – dịch vụ biển; hậu cần cho Thành phố Hà Tĩnh và Khu công nghiệp khai thác mỏ sắt Thạch Khê; tăng cường tuyến phòng thủ ven biển từ Chân Tiên đến Cửa Sót.

Thủ tướng: Tạo cuộc cách mạng mới trong nghề báo

Trong buổi gặp mặt báo chí nhân kỷ niệm 91 năm ngày báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2016) do Bộ TT&TT tổ chức chiều 21/6, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh nhu cầu tạo ra cuộc cách mạng mới trong nghề báo, kể cả báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử.

Hà Tĩnh: Ưu tiên hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng

Xác định Đề án “Hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở” của Chính phủ là chính sách mang ý nghĩa thiết thực và đầy tính nhân văn, hiện nay, việc ưu tiên thực hiện chính sách xóa nhà tranh, chống dột, chống sập, ổn định cuộc sống và an sinh xã hội cho đối tượng người có công là việc làm cụ thể, thiết thực, khơi dậy đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, tạo thành phong trào lan tỏa trong xã hội, được các cấp chính quyền, địa phương Hà Tĩnh đồng thuận và tích cực triển khai.

Tuổi trẻ Hà Tĩnh nguyện tô thắm thêm trang sử vàng cách mạng

Tiếp nối truyền thống yêu nước, cách mạng của cha ông, tuổi trẻ Hồng Lam luôn khát khao, phấn đấu vươn lên trên tất cả các lĩnh vực, góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh, xứng đáng với niềm tự hào được sinh ra và lớn lên trên quê hương Hà Tĩnh – cái nôi sinh thành nhiều bậc hiền tài, chí sỹ, chiến sỹ cộng sản như: Tổng Bí thư Trần Phú, Tổng Bí thư Hà Huy Tập, anh hùng Lý Tự Trọng…

Hồng Lĩnh: Nguyễn Đình Mai – Người chiến sỹ cách mạng kiên trung

Trong lịch sử đấu tranh cách mạng, mảnh đất, con người Hà Tĩnh được  nhân dân cả nước ngưỡng mộ “đi đầu, dậy trước”, khởi đầu từ phong trào Xô – viết Nghệ Tĩnh. Không chỉ làm nên cao trào cách mạng trên quê hương mình, con người Hà Tĩnh còn góp phần tích cực vào phong trào cách mạng các địa phương trong nước. Thật tự hào khi mở cuốn “Lịch sử Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận” và cuốn “45 năm đấu tranh cách mạng Phan Rang- Tháp Chàm”, trong Ủy ban Nhân dân Cách mạng lâm thời (UBNDCMLT) của tỉnh Ninh Thuận ( lời trong cuốn Lịch sử Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận) có 9 thành viên, thì đã có 3 người con quê hương Hà Tĩnh. Đó là Võ Liêm Sơn cùng con trai là Võ Giới Sơn (quê huyện Can Lộc) và Nguyễn Đình Mai (quê thị xã Hồng Lĩnh). Nhân kỷ niệm 86 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, xin giới thiệu bài viết về tấm gương Nguyễn Đình Mai, một đảng viên kiên trung trọn đời vì Đảng, vì dân.

Lý Tự Trọng: vinh quang cuộc đời hoạt động cách mạng

Thân sinh Lê Văn Trọng là Lê Hữu Đài (quê xã Việt Xuyên, Thạch Hà). Nuôi chí lớn “thà chết chứ không chịu nhục mất nước”, để che mắt bọn thống trị và quân xâm lược, ông phải nhiều lần thay đổi tên, khi thì Lê Đạt, lúc thì Lê Khoan, Lê Văn Đức. Gặp lúc xã tắc lâm nguy, dân tình khốn đốn vì sự càn quét của thực dân, ông đã cùng họ hàng và những người cùng chí hướng rời quê sang bản Mạy sinh sống và tham gia Việt Nam quang phục hội, lập các “trại cày” trước để mưu sinh, sau là tạo vốn cho hội dưới sự hướng dẫn của Đặng Thúc Hứa, Đặng Thúc Kính… Tại đây, Lê Hữu Đài và Nguyễn Thị Sờm (quê Can Lộc) quen và cùng giúp nhau trong sản xuất, việc hội, rồi sớm nên duyên vợ chồng. Năm 1914, ông bà sinh con trai đầu lòng, đặt tên là Lê Văn Trọng.

TOP