Trong nước

Đồng bào Công giáo tỉnh Hà Tĩnh đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước

Trong những năm qua, hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động do MTTQ Việt Nam phát động, đồng bào Công giáo Hà Tĩnh nhận thức rõ yêu nước là một truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam, người Công giáo Hà Tĩnh luôn mang trong mình dòng máu Lạc Hồng, yêu nước thương nòi gắn bó với vận mệnh quê hương.

Thấm nhuần thư chung năm 1980 của Hội đồng Giám mục Việt Nam “Sống phúc âm giữa lòng dân tộc, để phục vụ hạnh phúc của đồng bào” và gắn bó với dân tộc, đất nước, quê hương là nhiệm vụ của người công dân và đòi hỏi của tin mừng. Do đó từ trước tới nay người công giáo Hà Tĩnh luôn đi theo Đảng, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, cùng với nhân dân toàn tỉnh phấn đấu vì mục tiêu cao quý của Đảng, phục vụ lợi ích của dân tộc. Đảng không ngừng mang lại cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho nhân dân nói chung và đồng bào Công giáo nói riêng.


Trong công cuộc kháng chiến, kiến quốc vĩ đại, người công giáo Hà Tĩnh đã phát huy truyền thống đoàn kết, động viên con em tòng quân nhập ngũ bảo vệ Tổ quốc, nhiều người đã hy sinh tuổi xuân cho đất nước và để lại một phần xương máu trên chiến trường. Nước nhà đã thống nhất, hiện nay đã và đang thực hiện công cuộc đổi mới mà trọng tâm là sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, Việt Nam trên con đường hội nhập và phát triển; đồng bào Công giáo Hà Tĩnh rất đổi tự hào, phát huy truyền thống yêu nước, đồng sức đồng lòng cùng nhân dân toàn tỉnh xây dựng quê hương vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.


Được sự giúp đỡ, tuyên truyền của Mặt trận các cấp, người Công giáo Hà Tĩnh hiểu rõ nhờ có đường lối, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo để đồng bào Công giáo có cuộc sống ấm no, làm cơ sở để sống “Đẹp đạo, tốt đời”, gốc có vững, đạo mới bền. Vì vậy đồng bào Công giáo hăng hái thi đua lao động sản xuất, phát triển kinh tế, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thâm canh, mạnh dạn chuyển đổi mùa vụ, cây trồng vật nuôi, nhất là các loại giống cây, giống con có năng suất chất lượng cao, phát triển kinh tế trang trại, gia trại đem lại hiệu quả kinh tế cao trên đơn vị diện tích, điển hình như các xứ Họ đạo thuộc các huyện Đức Thọ, Can Lộc, Hồng Lĩnh, Cẩm Xuyên, Thạch Hà nhiều năm liên tục đạt năng suất 12- 13 tấn/ha/năm, lương thực bình quân đầu người 600- 700 kg/người/năm. Vùng giáo thuộc miền núi như Gia Phố, Tràng Lưu, Tân Hội (Hương Khê); giáo xứ Kim Cương (Hương Sơn) đã mạnh dạn đầu tư kinh phí xoá bỏ vườn tạp, xây dựng vườn kinh tế, trồng cây phủ xanh đất trống đồi núi trọc theo dự án 327, phát triển kinh tế theo mô hình VACR đem lại hiệu quả kinh tế cao. Giáo dân vùng ven biển: Nhượng Bạn, Vĩnh Phước (Cẩm Xuyên), Dinh Cầu, Dụ Lộc, Quý Hoà (Kỳ Anh); An Nhiên, Lộc Thuỷ (Thạch Hà) phát triển nuôi trồng thuỷ sản cho thu nhập mỗi hộ bình quân 50 triệu đồng/năm. Nhiều xứ đạo phát huy ngành nghề truyền thống như Làng Mộc ở xứ đạo Tràng Đình, Làng Nề ở Họ đạo Tân Vĩnh (Can Lộc), chế biến hải sản ở Giáo xứ Trung Nghĩa (Lộc Hà) đều thu hút hàng trăm lao động có việc làm ổn định quanh năm. Phát triển nghề công nghiệp, dịch vụ như công ty trách nhiệm hữu hạn Châu Tuấn ở thi trấn Xuân An doanh thu mỗi năm hàng tỷ đồng, đóng nộp ngân sách vượt kế hoạch. Kinh tế phát triển, cuộc sống ổn định và có tích luỹ, người Công giáo đã cùng với cộng đồng dân cư đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng như đường nhựa, đường bê tông, kênh mương, cầu cống, trường học, nhà trẻ, đến nay đường ô tô đã về các Xứ Họ đạo. Nhiều Xứ Họ nhựa hoá, bê tông hoá đường giao thông phục vụ thuận tiện cho sinh hoạt của giáo dân. Bộ mặt nông thôn vùng giáo ngày càng khang trang đổi mới, qua điều tra khảo sát vùng giáo toàn tỉnh có 791 hộ thu nhập 30- 40 triệu đồng/năm, 484 hộ thu nhập 40- 50 triệu đồng và nhiều hộ thu nhập trên 50 triệu đồng.


Trên lĩnh vực giáo dục, Uỷ ban ĐKCG cùng với chính quyền, Mặt trận các cấp và các vị Linh mục phối hợp chăm lo sự nghiệp trồng người góp phần nâng cao dân trí. Điều đáng mừng hiện nay con em vùng giáo đã được phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập trung học cơ sở. Số học sinh THPT tăng cả số lượng và chất lượng. Trong 5 năm qua đã có 647 học sinh đậu Đại học, 1184 đậu Cao đẳng. Tiêu biểu cho phong trào đó là con em vùng Giáo các huyện Can Lộc, Đức Thọ, Thạch Hà, Thành phố Hà Tĩnh. Con em vùng giáo học tập tốt, lao động tốt, yêu thầy, mến bạn, không có tệ nạn trong học đường, góp phần xây dựng trường học, lớp học tiên tiến.


Việc xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hoá được quan tâm đúng mức. Nhất là chỉ thị 27 của Trung ương về việc cưới, việc tang và lễ hội; các nội dung của đề án 01- 138/CP về việc cảm hoá, giáo dục người lầm lổi, găn chặ,n phòng ngừa tệ nạn xã hội. Điều đáng nghi nhận là công tác dân số và kế hoạch hoá gia đình được tuyên truyền sâu rộng, nhiều nơi vùng giáo đề có câu lạc bộ không sinh con thứ 3 duy trì sinh hoạt có chất lượng, việc sinh sản có trách nhiệm để nuôi dạy con tốt đang trở thành nghĩa vụ của các gia đình và khu dân cư Công giáo. Nhiều vùng giáo là điểm sáng về xây dựng văn hoá đó là: Xóm đạo Châu Long (Kỳ Anh), Phúc HảI, Vĩnh Phước (Cẩn Xuyên); xóm 8 Phú Phong và vùng giáo Ninh Cường (Hương Khê); Thôn 3 Thọ Ninh; xóm đạo Ban Long (Can Lộc); Thôn Xuân Hải, Long Hải (Lộc Hà).


Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư sống “tốt đời đẹp đạo” do Uỷ ban ĐKCG Việt Nam phát động đều có chuyển biến tích cực. Hiện tại Hà Tĩnh có 545 khu dân cư vùng giáo đều được phổ biến tuyên truyền, trong 5 năm qua có 287 khu dân cư đạt tiên tiến và xuất sắc, trong đó có 36 toàn tòng. Đến nay có 1223 tổ tự quản trong vùng giáo hoạt động phát huy tác dụng. Nhìn chung vùng giáo Hà Tĩnh có phong trào khá đồng đều và được giữ vững.


Vấn đề sinh hoạt tôn giáo được tôn trọng, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và Mặt trận các cấp, nhất là từ khi có Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo và Nghị định 22 hướng dẫn thi hành pháp lệnh, có Nghi quyết Trung ương 7 (khoá IX), Nghị quyết 14 của Tỉnh uỷ về đại đoàn kết dân tộc, các cơ sở thờ phụng được tu sửa và xây dựng khang trang, hoạt động mục vụ của các vị Linh mục đều thuận lợi theo vùng phụ trách, những truyền thống tốt đẹp của đạo đức tôn giáo được phát huy tích cực.


Có được những kết của trên chính là sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn của cấp uỷ Đảng, chính quyền, Mặt trận các cấp, sự hưởng ứng tuyên truyền vận động của các vị Linh mục, vai trò quan trọng của Ban công tác Mặt trận ở cơ sở để người Công giáo phát huy lòng yêu nước, yêu quê hương, xứng đáng là thành viên trong khối đại đoàn kết toàn dân.


Ngày nay cuộc sống của đồng bào Công giáo ngày càng phát triển sống Đạo phù hợp với đức tin. Đồng bào Công giáo Hà Tĩnh xác định rằng đất nước ta có ngày hôm nay trước hết là nhờ công ơn to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu và sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng Sản Việt Nam quang vinh. Do vậy bổn phận của người Ki Tô hữu Hà Tĩnh là phải đoàn kết cùng với nhân dân toàn tỉnh quyết tâm xây dựng tỉnh nhà văn minh giàu đẹp.


Võ Anh Tuấn- Thanh Quang

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP