Trong nước

Xét xử đại án tham nhũng: Dương Chí Dũng khai gì tại tòa?

 

7 giờ 45, đoàn xe của cơ quan chức năng đã đưa Dương Chí Dũng và 9 bị cáo trong đại án tham nhũng đi theo cổng phụ để vào Tòa án nhân dân T.P Hà Nội. 

Theo ghi nhận của PV, ông Dũng vẫn giữ được sự bình tĩnh và phong thái rất tự tin trước giờ ra vành móng ngựa. Tuy nhiên, Dương Chí Dũng tóc đã bạc nhiều, già và gầy hơn trước khi bị bắt giam.

Dương Chí Dũng được dẫn giải đến Tòa án (ảnh TTXVN)
Đúng 8h, Tòa án nhân dân TP Hà Nội xét xử Dương Chí Dũng, cựu Chủ tịch HĐQT Vinalines, cùng 9 đồng phạm, liên quan những sai phạm trong thời gian Vinalines triển khai Dự án nhà máy sửa chữa tàu biển phía Nam.
9h20, tòa chuyển sang phần thẩm vấn với nội dung đầu tiên là phần công bố cáo trạng truy tố các bị cáo của đại diện VKSND Hà Nội.
9h, HĐXX gồm 5 người đã bước vào phòng xử, phiên tòa bắt đầu được tiến hành, thẩm phán – chủ tọa phiên tòa bà Ngô Thị Ánh thay mặt HĐXX làm thủ tục bắt đầu phiên tòa.
Đầu tiên vị chủ tọa đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử. Sau khi nghe thư ký tòa án báo cáo danh sách những người được triệu tập có mặt, chủ tọa phiên tòa đã tiến hành kiểm tra căn cước và giải thích cho họ biết quyền và nghĩa vụ của họ tại phiên tòa.
8h30, phiên tòa bắt đầu với các thủ tục xét xử. Người điều hành phiên tòa là thẩm phán Ngô Thị Ánh.
Theo Viện KSND Tối cao, hành vi phạm tội của cựu Cục trưởng Cục Hàng hải đã gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Trong quá trình điều tra, ông Dũng tỏ ra không ăn năn, hối cải, khai báo quanh co, chối tội, do vậy, ông Dương Chí Dũng bị “đề nghị Hội đồng xét xử xem xét tăng nặng hình phạt”, cáo trạng có đoạn viết.
Trước khi tiến hành xét hỏi, vị dại diện VKSND TP.HN đã đọc bản cáo trạng dài 43 trang dành cho Dương Chí Dũng và các đồng phạm về hai tội danh “tham ô tài sản” và “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.
Theo cáo trạng của VKSNDTC, từ đầu năm 2007 đến cuối năm 2008, Vinalines triển khai dự án nhà máy sửa chữa tàu biển phía Nam và quyết định việc mua ụ nổi 83M – một hạng mục quan trọng trong dự án – gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 366 tỷ đồng, tham ô hơn 28 tỷ đồng.Trên thực tế, ụ nổi 83M do Nhật Bản sản xuất từ năm 1965, đã 43 tuổi, bị hư hỏng nhiều và không còn hoạt động, được bán với giá 2,3 triệu USD (tương đương 37 tỷ đồng theo tỷ giá năm 2008). Dù vậy, Vinalines đã mua chiếc ụ nổi này qua công ty môi giới có tên là AP (Singapore) với giá 9 triệu USD (tương đương gần 190 tỷ đồng).
Dương Chí Dũng và các đồng phạm biết rõ chiếc ụ nổi này hư hỏng nhiều, không hoạt động được, không đủ điều kiện để lưu hành nhưng vẫn tìm cách móc nối với nhau để hợp thức hóa thủ tục đưa ụ nổi từ Nga về Việt Nam.
Ông Dương Chí Dũng bị cáo buộc đã Cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, với vai trò là chủ mưu, gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 366 tỷ đồng của Nhà nước. Ngoài ra, Dương Chí Dũng, Mai Văn Phúc, Trần Hữu Chiều và Trần Hải Sơn đã cùng nhau tham ô hơn 28 tỷ đồng.
11 giờ 30: Công bố xong cáo trạng, bắt đầu phần thẩm vấn.
Bị cáo Dương Chí Dũng là người đầu tiên bắt đầu phần thẩm vấn.
– Bản cáo trạng vừa được công bố so với bản cáo trạng mà bị cáo được nhận có gì khác không?
– Không.
– Bị cáo giữ chức Chủ tịch HĐQT từ khi nào?
– Từ 1/2007.
– Tại thời điểm đó Vinalines có chủ trương xây dựng Nhà máy sửa chữa tàu biển chưa?
– Có chủ trương từ năm 2006. Thời điểm đó bị cáo chưa được giữ chức Chủ tịch HĐQT.
– Lúc đó bị cáo giữ chức vụ gì?
– Tổng giám đốc.
– Bị cáo có phải người đề xuất dự án không?
– Bị cáo có trình dự án đó. Là xuất phát từ nhu cầu thực tế
– Thời điểm bị cáo được bổ nhiệm làm Chủ tịch HĐQT có tiếp tục không?
Có tiếp tục được thực hiện
– Thẩm quyền phê duyệt thuộc về ai?
HĐQT
 – Có phải xin phép ai không?
Không
– Dự án đó dùng vốn ở đâu?
Vốn vay để mua ụ nổi
– Sẽ lấy tiền đâu để trả nợ?
Huy động giữa Vinalnes và một thành viên khác
– Nếu không phải dùng vốn Nhà nước có phải báo cáo Bộ chủ quản không?
Báo cáo về chủ trương thôi
– Bị cáo chỉ đạo Vinalines làm gì?
Bị cáo triệu tập HĐQT, ra Nghị quyết và thành lập Ban QLDA. Lúc đó bị cáo hiểu chỉ cần như thế là được rồi. Đến khi bị bắt, được cơ quan điều tra giải thích bị cáo mới biết mình sai.
– Trên cơ sở nào bị cáo quyết định mua ụ nổi?
Khi đang lập dự án xây dựng nhà máy sửa chữa tàu thì có đề xuất mua ụ nổi. Nó căn cứ vào nhu cầu cần thiết cho nhà máy sửa chữa tàu
– Bị cáo giao cho ai làm?
Căn cứ vào Nghị quyết, bị cáo giao cho Mai Văn Phúc làm.
– Bị cáo có chỉ đạo gì không? Định hướng như thế nào?
Bị cáo không chỉ đạo mua mới hay cũ gì cả, chỉ giao cho Phúc mua.
– Sao bị csao biết Nhà máy bên Nga có rao bán ụ nổi đó?
Bị cáo biết trên thị trường, Nhà máy ở Nga đã từng rao bán.
– Ngoài Phúc, bị cáo có chỉ đạo ai không?
Bị cáo không tham gia chỉ đạo ai mua cái này, cái kia.
– Trong quá trình được báo cáo, bị cáo có phát hiện gì không?
Bị cáo biết có việc đi khảo sát. HĐQT đã cử người đi khảo sát.
– Bị cáo có biết ai đi không?
Có biết anh Chiều, anh Khang. Hôm đi anh Chiều có lên chào tôi. Tôi không chỉ đạo bất cứ gì.
– Đoàn khảo sát đi Nga có báo cáo gì không?
Chỉ chào thôi, nói mọi việc tốt đẹp, ngồi uồng nước một lúc rồi đi.
– Có văn bản gì báo cáo bị cáo việc mua ụ nổi?
Không có, chỉ khi Tổng giám đốc trình trong cuộc họp thì nghe.
Chỉ có duy nhất tờ trình khi Tổng giám đốc trình trong cuộc họp là mua ụ nổi của CTY AP giá 9 triệu USD
– Trong đó có thể hiện độ tuổi của ụ nổi không?
– Như thế nào?
Bảo sản xuất năm 1965
– Tại sao lại mua ụ nổi từ phía Cty AP-Singapore chứ không mua trực tiếp từ phía Nga?Do vướng một số thủ tục xuất nhập khẩu.
– Sau khi phê duyệt, bị cáo chỉ đạo gì tiếp theo?
Bị cáo không chỉ đạo cụ thể, không biết cái gì, không được báo cáo.
– Bị cáo không yêu cầu báo cáo à?
Mối quan hệ của tôi với Phúc không tốt. Tôi không bao giờ can thiệp vào công việc của anh em.
Theo báo Vietnamnet
Phiên tòa vẫn đang tiếp tục diễn ra. Theo ghi nhận của phóng viên, thì ở bên ngoài, khu vực quanh trụ sở TAND TP.Hà Nội ở phố Hai Bà Trưng, an ninh đã được siết chặt để đảm bảo an toàn cho phiên tòa.
Tại các ngã tư, ngã ba giáp ranh khu vực trụ sở tòa đều có lực lượng công an chốt. Vỉa hè các tuyến phố Hai Bà Trưng, Triệu Quốc Đạt đều được dọn sạch, không cho phép để xe máy như mọi ngày, lực lượng chức năng cũng đã căng dây, không cho tụ tập đông người.
Phiên tòa xét xử Dương Chí Dũng và đồng phạm đang diễn ra tại Hà Nội (ảnh TTXVN)
Để đảm bảo an toàn cho các đối tượng cũng như đảm bảo an ninh, ngay từ đầu buổi sáng, tuyến phố dài gần TAND TP.HN nơi diễn ra phiên xét xử đã được các chiến sĩ cảnh sát giao thông tích cực làm nhiệm vụ phân luồng để tránh tình trạng người dân tò mò hiếu kì đứng lại xem gây ách tắc giao thông.
Theo yêu cầu của Tòa, tất cả những người muốn tham dự phiên tòa sẽ phải tiến hành làm thủ tục dự tòa, trang phục phải lịch sự và tuyệt đối không được mang theo máy ảnh hay điện thoại di động vào phòng xét xử.
Kiểm tra an ninh trước khi vào phiên tòa (ảnh: báo Tuổi trẻ)
Các nhá báo tác nghiệp phải bỏ lại máy chụp hình, quay phim, máy ghi âm, điện thoại di động… bên ngoài và phải qua khâu kiểm tra an ninh (ảnh: báo Thanh niên)
Thành phần tham gia xét xử vẫn được giữ nguyên, không có bất kì vị trí nào phải thay đổi như đã thông báo. Chủ tọa phiên tòa vẫn sẽ là thẩm phán Ngô Thị Ánh, thẩm phán Đào Vĩnh Tường (chánh tòa hình sự TAND TP Hà Nội) và ba hội thẩm nhân dân. Kiểm sát viên là 2 ông Nguyễn Chí Dũng và Trương Tuấn Hưng (Viện Kiểm sát nhân dân tối cao).
7 giờ sáng nay, người nhà Dương Chí Dũng và 9 bị cáo khác đã tập trung trước cổng tòa án nhân dân TP. Hà Nội.
Trước đó, trả lời báo Đất Việt, bà Dương Thị Băng Tâm, em gái Dương Chí Dũng cho biết, gia đình bà tham dự phiên tòa với tinh thần bình tĩnh bởi cả gia đình đều tin tưởng ông Dũng không mắc tội tham ô. Gia đình cho rằng, những thông tin biết qua luật sư, những chứng cứ kết tội ông Dũng tham ô rất mong manh.
Dự kiến phiên tòa kéo dài đến hết ngày 14-12.
10 bị cáo sẽ bị đưa ra xét xử gồm Dương Chí Dũng (nguyên chủ tịch HĐQT Tổng công ty Hàng hải VN – Vinalines, nguyên cục trưởng Cục Hàng hải, Bộ GTVT), Mai Văn Phúc (nguyên tổng giám đốc Vinalines, nguyên phó vụ trưởng Vụ Vận tải, Bộ GTVT), Trần Hải Sơn (nguyên tổng giám đốc Công ty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines), Trần Hữu Chiều (nguyên phó tổng giám đốc Vinalines), Mai Văn Khang (nguyên phó tổng giám đốc Công ty TNHH một thành viên vận tải viễn dương Vinashin thuộc Vinalines), Bùi Thị Bích Loan (nguyên kế toán trưởng Vinalines), Lê Văn Dương (đăng kiểm viên Chi cục Đăng kiểm số 6, Cục Đăng kiểm VN), Huỳnh Hữu Đức (nguyên phó chi cục trưởng Chi cục Hải quan Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa, nguyên phó chánh văn phòng Cục Hải quan tỉnh Khánh Hòa), Lê Văn Lừng (nguyên cán bộ Chi cục Hải quan Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa) và Lê Ngọc Triện (nguyên đội trưởng đội nghiệp vụ Chi cục Hải quan Vân Phong, Cục Hải quan tỉnh Khánh Hòa).
Ba luật sư bào chữa cho bị cáo Dương Chí Dũng là luật sư Trần Đình Triển, luật sư Trần Đại Thắng và luật sư Ngô Ngọc Thủy (Đoàn luật sư TP Hà Nội)
Liên tục cập nhật thông tin……….
Minh Hiền (tổng hợp)
(ĐS&PL)

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP