Theo đó, mặt hàng xăng dự kiến sẽ tăng thuế lên “kịch trần” từ 3.000 đồng/lít lên 4.000 đồng/lít, tức tăng thêm 1.000 đồng/lít, tỷ lệ tăng là 33,3%.
Dầu diesel sẽ tăng thuế từ 1.500 đồng/lít lên 2.000 đồng/lít, tăng thêm 500 đồng/lít, cũng có tỷ lệ tăng là 33,3%.
Giá xăng sẽ ảnh hưởng mạnh nếu thuế bảo vệ môi trường tăng tiếp (ảnh: theo Hanoimoi) |
Dầu mazut cũng sẽ tăng thuế bảo vệ môi trường từ 900 đồng/kg lên 1.500 đồng/kg, tăng thêm 600 đồng/kg, tăng 66,7%
Như vậy, theo Luật Thuế bảo vệ môi trường, mức thuế trần cho bảo vệ môi trường mới chỉ được dự kiến áp dụng đối với mặt hàng xăng là 4.000 đồng/lít.
Các mặt hàng dầu còn lại có mức trần vẫn còn cách xa so với mức đề xuất trên, như dầu diesel có mức trần thuế bảo vệ môi trường là 3.000 đồng/lít, dầu hoả và mazut có mức thuế trần 2.000 đồng/lít, kg.
Nếu các phương án trên của Bộ Tài chính được chấp thuận và thực hiện thì tỷ lệ thuế phí trong 1 lít xăng dầu của Việt Nam sẽ tăng cao hơn rất nhiều. Đơn cử như đối với hàng xăng A92, so với mức giá hiện hành là 13.750 đồng/lít , thuế bảo vệ môi trường 4.000 đồng/lít đã bằng 29% giá.
Theo tính toán của đơn vị chức năng của Bộ Tài chính, nếu chủ trương này được thực hiện từ 1/4/2016 thì dự kiến tăng thu ngân sách nhà nước thêm khoảng 9.000 tỷ đồng, trong đó, tăng thu cho Ngân sách Trung ương là 3.000 tỷ đồng.
Thông tin từ Bộ Tài chính cũng cho thấy, khi giá dầu thô giảm 1 USD/thùng so với dự toán sẽ làm giảm thu ngân sách nhà nước tổng thể khoảng 1.800-2.000 tỷ đồng/năm. Con số này cao hơn mức tính toán ban đầu của Bộ Tài chính khoảng 400-500 tỷ đồng.
Ngày 1/5/2015, cùng vì áp lực giá dầu, thuế bảo vệ môi trường cho xăng dầu đã có một đợt tăng sốc tới 300% lên mức như hiện nay. Trước đó, thuế bảo vệ môi trường đối với mặt hàng xăng chỉ có 1.000 đồng/lít, dầu diesel là 500 đồng/lít mazut 300 đồng/kg. Riêng dầu hoả vẫn giữ nguyên mức thuế là 300 đồng/lít.
Hà Duy