>> Đối tượng trộm cắp tại dự án Formosa ra đầu thú
Luật sư Trương Quốc Hòe nhìn nhận, theo những thông tin được biết và qua quá trình nghiên cứu hồ sơ vụ án, tôi nhận thấy vụ án có rất nhiều vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong quá trình điều tra, xét xử vụ án.
Cụ thể, tại giai đoạn điều tra, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Kỳ Anh (tỉnh Hà Tĩnh) đã tiến hành lập biên bản khám nghiệm hiện trường vào ngày 24/01/2015 tại nhà thầu Viện Tam Hoàng trong Formosa Hà Tĩnh. Trong biên bản này có sự tham gia của ông Đào Đức Thắng – Kiểm sát viên, Viện Kiểm sát nhân dân (KSV VKSND) huyện Kỳ Anh, ông Nguyễn Sỹ Cường (nhân viên bảo vệ), ông Nguyễn Hải Lưu (chỉ huy trưởng Văn phòng điều hành, Công ty bảo vệ Bình An tại miền Trung) và bà Nguyễn Trần Linh Chi – phiên dịch nhà thầu.
Tuy nhiên, cuối biên bản lại không hề có chữ ký của những người này. Hơn nữa, trong biên bản này còn có ghi lời khai của Nguyễn Hữu Tần và Nguyễn Hữu Ninh. Tuy nhiên, trên thực tế, sau khi phạm tội ngày 22/02/2015, Tần và Ninh đã bỏ trốn. Mãi đến ngày 11/02/2015, Tần mới ra đầu thú và đến ngày 24/02/2015 Ninh ra đầu thú.
Như vậy, việc lấy lời khai của Tần và Ninh tại Biên bản khám nghiệm hiện trường ngày 24/01/2015 là hoàn toàn vô lý. Biên bản khám nghiệm trường ngày 24/01/2015 tại nhà thầu Viện Tam Hoàng trong Formosa đã vi phạm nghiêm trọng Điều 150 Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS), không thể coi là nguồn chứng cứ trong vụ án.
Cùng ngày 24/01/2015, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Kỳ Anh cũng tiến hành khám nghiệm hiện trường tại Xưởng thiết bị của Công ty MCC19 trong Formosa Hà Tĩnh. Tuy nhiên tại biên bản khám nghiệm hiện trường cũng không có đầy đủ chữ ký của những người tham gia, đặc biệt là không có chữ ký của Kiểm sát viên VKSND huyện Kỳ Anh và Cán bộ điều tra PC44 Công an tỉnh Hà Tĩnh.
Như vậy, biên bản khám nghiệm trường này cũng thiếu chữ ký của những người tham gia khám nghiệm, vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, khoản 2 Điều 150 BLTTHS. Các biên bản khám nghiệm hiện trường này đều không thể trở thành nguồn chứng cứ chứng minh trong vụ án.
Bị cáo Đặng Đình Hồng, nguyên là Phó Trạm trưởng Trạm cửa khẩu Quốc tế Sơn Dương đã liên tục kêu oan tạ tòa
Trong quá trình điều tra cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hà Tĩnh cũng có nhiều vi phạm thủ tục tố tụng.
Thứ nhất, về việc nhận dạng: Khi cơ quan điều tra tiến hành cho Nguyễn Văn Dũng nhận dạng Đặng Đình Hồng, thì trong biên bản nhận dạng ngày 17/03/2015 lại không có người chứng kiến. Hơn nữa, Điều 139 BLTTHS quy định người đưa ra để nhận dạng có vẻ bề ngoài phải tương tự giống nhau.
Tuy nhiên, 3 người được đưa để Dũng nhận dạng lại có đặc điểm rất khác biệt (người thì có râu quai nón, trong khi Hồng không có râu quai nón, người thì quá thấp bé so với Hồng). Điều này đã vi phạm quy định tại Điều 139 BLTTHS về nhận dạng trong điều tra hình sự.
Thứ hai, trong quá trình lấy lời khai của bị cáo Trần Ngọc Thông, có một số biên bản hỏi cung vi phạm thủ tục tố tụng: có biên bản hỏi cung bắt đầu từ lúc 8h ngày 11/03/2015 nhưng đến tận 11h ngày 12/03/2015 mới kết thúc. Như vậy, cơ quan điều tra đã hỏi cung liên tục 27 giờ đồng hồ?
Liệu biên bản hỏi cung này có thật sự xảy ra khi một cuộc hỏi cung kéo dài đến tận 27 giờ đồng hồ. Hơn nữa, tại bản cung thứ hai của ông Thông, cũng kết thúc vào lúc 11g ngày 12/03/2015. Như vậy, tại cùng 1 thời điểm, cùng một điều tra viên hỏi cung, 1 cán bộ ghi biên bản với cùng 1 bị can nhưng không thể cùng lúc có 2 biên bản hỏi cung khác nhau được.
Liệu có tồn tại hành vi lập khống giả tài liệu, làm sai lệch hồ sơ vụ án của những cán bộ điều tra tại cơ quan Công an huyện Kỳ Anh và cơ quan Công an tỉnh Hà Tĩnh?
Hải Sơn