TIN LIÊN QUAN | |
Chuyện “lạ” ở Hà Tĩnh: “Biến” giáo viên thành… học sinh |
Phóng viên Tầm Nhìn cũng đã có trao đổi và lắng nghe ý kiến thầy giáoTrần Đình Trợ, nguyên giáo viên dạy Toán trường THPT Hương Sơn (huyện Hương Sơn – Hà Tĩnh), một người luôn quan tâm và có những trăn trở đối với ngành giáo dục. Thầy đã có những chia sẻ sâu sắc, thấu đáo về vấn đề này.
Thầy Trần Đình Trợ, nguyên giáo viên dạy Toán trường THPT Hương Sơn. |
Tầm Nhìn xin trích nguyên văn những chia sẻ đầy tâm huyết của Thầy.
“Không cần thi cũng biết giáo viên thua học sinh giỏi”
Theo tôi, muốn đánh giá một việc thì phải xem động cơ của Phòng Giáo dục thị xã Hồng Lĩnh, sau đó mới xem xét cách làm của họ có hợp lý hay chưa.
Thực trạng hiện nay, giáo viên bây giờ rất nhiều người không lo tập trung chuyên môn trong quá trình giảng dạy mà chỉ tập trung theo cách đối phó.
Trong các cuộc kiểm tra chất lượng giáo viên và cả thi giáo viên giỏi thì nhiều giáo viên có kết quả thấp, thậm chí còn có hiện tượng tiêu cực trong các cuộc kiểm tra đó. Vì vậy tôi nghĩ, trước thực trạng như vậy, với những người làm quản lý giáo dục, những ai có tâm huyết trong lĩnh vực này thì người ta sẽ muốn tìm cách để thúc đẩy giáo viên cố gắng, tập trung trau dồi và rèn luyện về mặt chuyên môn hơn. Tôi nghĩ Phòng GD&ĐT thị xã Hồng Lĩnh cũng xuất phát từ thực trạng và suy nghĩ này nên cho giáo viên tham gia thi chung đề với học sinh.
Tuy nhiên, theo tôi, thực ra không cần phải thi thì cũng biết được giáo viên sẽ thua học sinh giỏi. Cái đó là điều chắc chắn. Tôi có 40 năm đi chấm đi giáo viên giỏi và học sinh giỏi, bản thân thường xuyên khảo sát các đề thi của cả hai đối tượng trên. Tôi thấy giữa đề thi học sinh giỏi và giáo viên giỏi thì đề của giáo viên giỏi về mặt chuyên môn nhẹ hơn. Giáo viên bình thường, thậm chí giáo viên giỏi làm sao bằng học sinh giỏi được, vì bản thân giáo viên khi đi học cũng chưa chắc là học sinh giỏi nhất. Nhất khi là tôi thấy thời của những học sinh giỏi nhất đi vào ngành sư phạm đã qua lâu rồi. Tiềm lực, khả năng trí tuệ để làm các bài tập thì giáo viên không bằng học sinh giỏi đc.
Nhiều nhà quản lý giáo dục cho rằng thầy là phải hơn trò, nhưng không hơn được đâu. Như bản thân tôi, tôi cho rằng mình là người nắm rất chắc kiến thức toán phổ thông nhưng đi thi Đại học tôi cũng chỉ dám khẳng định mình làm được 9 điểm, học học sinh thì làm được 10 điểm khiến thầy rất phục. Đi thi học sinh giỏi thì thầy cũng chỉ dám thi được giải 3 hoặc cùng lắm giải 2 chứ không dám khẳng định mình làm được giải nhất, mà học sinh của tôi thi được giải hai, giải nhất là bình thường. Mà trong khi đó tôi là người luôn chăm chỉ trau dồi chuyên môn, đọc sách, rèn luyện và thường xuyên đi chấm thi giáo viên giỏi và học sinh giỏi mà còn như vậy thì tôi nghĩ những giáo viên bình thường có khi sẽ thua học sinh, thậm chí có nhiều giáo viên khi thi sẽ dưới điểm trung bình.. Trừ trường hợp cách thầy dạy đội tuyển quốc gia thì may ra các thầy có thể tự tin là bằng những học sinh khá giỏi nhất còn tất cả giáo viên khác không ai dám tự tin đâu.
Tôi cho rằng Phòng GD&ĐT Hồng Lĩnh đã không nhận thấy được điều đó. Khi cho giáo viên thi với học sinh giỏi thì chắc chắn sẽ xảy ra một điều tất yếu: nhiều giáo viên nếu thi nghiêm túc sẽ thua học sinh. Đã thua học sinh thì dù nói kết quả là bí mật thì cũng sẽ có rò rỉ ra, khi đó uy tín giáo viên sẽ không còn. Tôi nghĩ hầu hết lí do chính họ phản đối là do đề thi sẽ gây khó khăn đối với nhiều giáo viên.
Nếu như các nhà quản lý biết những điều trên mà vẫn yêu cầu giáo viên đi thì thì đó là hành vi cố ý “lăng nhục” giáo viên chứ không phải là động viên họ nữa. Nhưng tôi đoán Phòng GD&TX Hồng Lĩnh không nghĩ như vậy mà họ có ý đồ tốt. Nhưng theo tôi, làm chuyên môn thì có nhiều cách để thẩm định chất lượng giáo viên, không cần đến biện pháp cực đoan như vậy. Vì điều đó có thể dẫn đến việc “xúc phạm” giáo viên trước học sinh và phụ huynh.
“Trưởng phòng và chuyên viên nên ngồi thi với giáo viên”
Theo thầy Trợ,, nếu như Trưởng phòng và các cán bộ, chuyên viên của Phòng giáo dục khi đó cũng ngồi thi với giáo viên thì giáo viên và mọi người mới phục. |
Và tôi cho rằng, nếu như Trưởng phòng và các cán bộ, chuyên viên của Phòng giáo dục khi đó cũng ngồi thi với giáo viên thì giáo viên và mọi người mới phục. Bản thân Trưởng phòng và các cán bộ Phòng có dám ngồi thi không? Tôi tin các anh cũng không dám ngồi thi. Nếu có dám ngồi thì cũng có thể coi việc yêu cầu các giáo viên thi với học sinh là có thiện ý, còn chỉ dám ngồi chỉ tay năm ngón thì chứng tỏ việc Phòng GD&ĐT Hồng Lĩnh đề ra như trên là không hợp lí.
Nếu để đánh giá về việc này thì tôi cho là động cơ làm thì tốt, nhưng cách làm thì cần thay đổi.
Cô Đ.T.T, hiệu trưởng một trường THCS trên địa bàn Thành phố Hà Tĩnh sau khi biết thông tin đã chia sẻ rằng: “Theo tôi, thì tôi không đồng tình với cách làm của Phòng GD&ĐT thị xã Hồng Lĩnh. Bởi theo tôi, để khảo sát chất lượng giáo viên thì không thiếu gì cách vừa tế nhị, vừa khiến giáo viên có cảm giác được “tôn trọng” mà vẫn đạt được mục tiêu mong muốn. Trong lĩnh vực giáo dục cũng như trong cuộc sống, nên tránh những hành động, việc làm khiến người khác có cảm giác bị “xúc phạm”. |
Mai Nguyễn – Hà Vy (ghi)