Việt Nam

Tàu ngầm Kilo được vận chuyển trên biển như thế nào?

Với kích thước khoang hàng hóa lớn, tàu Eide Transporter có thể chở cùng lúc 2 chiếc tàu ngầm Kilo hoặc 2 tàu pháo Svetlyak, 2 tàu tên lửa Molniya…

Hai phương án chuyển giao tàu ngầm

Có một số phương án có thể được dùng để di chuyển tàu ngầm từ nước bán về nước mua. Một trong số đó là thuỷ thủ đoàn của nước mua có thể điều khiển con tàu về nước. Đây thường là những kíp thuỷ thủ đã được nước bán đào tạo hoặc nước bán cũng có thể gửi một số sĩ quan, thuỷ thủ kinh nghiệm đi kèm để hỗ trợ.


Do tàu ngầm diesel-điện có kích thước nhỏ, tốc độ hành trình thấp, những phương án này thường được dùng nếu khoảng cách không quá lớn hoặc nếu có các mối đe doạ về an ninh. Israel là trường hợp tiêu biểu. Do bị bao quanh bởi các quốc gia thù địch, hầu như mọi tàu ngầm mà họ mua đều được thuỷ thủ đoàn Israel đưa về.


Những hành trình như vậy có thể ẩn chứa nhiều nguy hiểm, như trường hợp của chiếc INS Dakar. mà Israel mua lại từ Hải quân Anh. Nó bị chìm trên biển Địa Trung Hải ngày 28/01/1968 trên đường về Israel. Nguyên nhân vụ chìm tàu đến giờ vẫn là bí ẩn. Toàn bộ thuỷ thủ đoàn người Israel bị thiệt mạng trong tai nạn đó.

Một phần tàu Dakar được trục vớt và trở thành đài tưởng niệm vụ tai nạn
Một phần tàu Dakar được trục vớt và trở thành đài tưởng niệm vụ tai nạn

Vì vậy, với tàu ngầm diesel-điện, phương án thường được dùng là thuê các tàu vận tải dân sự chuyên dụng để chuyên chở từ nước bán về nước mua.


Thông thường tàu ngầm hạt nhân ít khi được di chuyển trên phương tiện khác, vì chúng có vận tốc hành trình và kích thước lớn hơn nhiều so với tàu ngầm diesel-điện. Tuy nhiên, không phải là không có ngoại lệ.


Quy trình đưa tàu ngầm xuống tàu vận tải


Trên thực tế, việc di chuyển là khâu khá đơn giản, việc đưa tàu ngầm lên và xuống tàu chuyên dụng mới là phần việc khó khăn. Vì thế, người ta thường sử dụng các phương án sau:


1. Tàu chuyên dụng có khoang dằn


Ngày 11/11 tới, tàu ngầm Hà Nội, chiếc đầu tiên trong tổng số 6 chiếc tàu ngầm Kilo Đề án 636 mà Việt Nam đặt mua của Nga, sẽ được tàu vận tải đưa về Việt Nam.


Đối với những tàu ngầm có tải trọng lớn như chiếc Kilo, cách thường dùng nhất là sử dụng những tàu vận tải chuyên dụng có trang bị các khoang dằn.


Trước đây, các tàu hộ tống tên lửa Gepard 3.9, tàu pháo Svetlyak và tàu tên lửa cao tốc Molniya đều được chở về Việt Nam bằng tàu chuyên dụng Eide Transporter số hiệu đăng ký IMO 8030130 của hãng Eide Marine Services (Na Uy).

Tàu hộ tống tên lửa Gepard 3.9 được vận chuyển trên tàu đang chuẩn bị về Việt Nam.
Tàu hộ tống tên lửa Gepard 3.9 được vận chuyển trên tàu đang chuẩn bị về Việt Nam.

Thực chất đây là một loại ụ tàu nửa chìm, nửa nổi, có khả năng tự di chuyển. Tàu được thiết kế với các khoang để bơm nước vào cho tàu chìm xuống hoặc xả ra để nổi lên tương tự như tàu ngầm. Tàu được trang bị 3 máy bơm công suất lớn có khả năng bơm tới 4.000m3 nước/h.


Để đưa các loại hàng hóa đặc biệt như tàu chiến mặt nước hay tàu ngầm lên tàu vận tải, hệ thống các máy bơm sẽ bơm đầy nước vào các khoang bên dưới cho tàu chìm xuống ở độ sâu vượt quá độ mớn nước của chiếc tàu cần chở. Sau đó, các tàu kéo chuyên dụng sẽ đẩy chiếc tàu đó vào bên trong khoang hàng hóa phía sau của tàu vận tải.


Khi tàu hàng hóa đã được đưa đúng vào vị trí, các máy bơm sẽ xả nước ra ngoài cho tàu vận tải nổi lên, chiếc tàu hàng hóa sẽ được cố định trên mặt boong của tàu vận tải để vận chuyển đến khách hàng. Việc đưa tàu ra khỏi tàu vận tải cũng được thực hiện tương tự như khi đưa tàu vào.

Tàu Eide Transporters có khả năng chở cùng lúc tới 2 chiếc tàu ngầm Kilo.

Tàu Eide Transporter có khả năng chở cùng lúc tới 2 chiếc tàu ngầm Kilo.


Với kích thước khoang hàng hóa lớn, tàu Eide Transporter có thể chở cùng lúc 2 chiếc tàu ngầm Kilo hoặc 2 tàu pháo Svetlyak, 2 tàu tên lửa Molniya hoặc 1 tàu khu trục nhỏ có lượng giãn nước dưới 4.000 tấn.


Khoang hàng hóa phía sau được thiết kế với 2 bức tường chắn có tổng chiều cao 16,5 mét, chiều cao tính từ sàn tàu là 9,2 mét, giúp đảm bảo an toàn cho hàng hóa bên trong. Tường chắn này cũng có tác dụng tránh những con mắt tò mò khi chở những hàng hóa đặc biệt như tàu chiến.


Tàu ngầm hạt nhân cũng có thể được di chuyển lên tàu chuyên dụng với cách thức tương tự. Năm 2006, hãng Docwise (Hà Lan) đã được Hải quân Nga thuê để di chuyển 3 chiếc tàu ngầm hạt nhân cũ đến nơi phá dỡ, gồm 2 chiếc thuộc lớp Viktor I, chiếc còn lại thuộc lớp November.

 	Tàu ngầm hạt nhân lớp November đang được di chuyển
Tàu ngầm hạt nhân lớp November đang được di chuyển

Phương tiện được sử dụng là tàu Transshelf dài 173m, rộng 40m, tàu được trang bị những thùng dằn để có thể chìm 1 phần dưới nước. Tàu ngầm sau đó sẽ được kéo vào vị trí bên trên sàn tàu Transshelf. Nước trong các khoang dằn khi đó sẽ được bơm ra ngoài để sàn tàu nổi lên khỏi mặt nước, chở theo tàu ngầm bên trên.


Tháng 7/2009, hải quân Nga tiếp tục thuê tàu Transshelf của Dockwise để chuyên chở 2 tàu ngầm hạt nhân cũ khác, thuộc lớp Viktor III, đi đến nơi phá dỡ.


Video: Hai tàu ngầm hạt nhân Viktor III được đưa lên tàu chuyên dụng có khoang dằn của Dockwise:


2. Cần cẩu


Sử dụng cần cẩu để đưa tàu ngầm lên tàu chuyên dụng là một cách phổ biến, nhất là với những tàu có kích thước nhỏ hoặc trung bình, lượng giãn nước dưới 1.000 tấn. Đây là cách Đan Mạch sử dụng khi cần đưa tàu ngầm Salen S-323 từ Địa Trung Hải về nước sau khi hoàn thành nhiệm vụ tham gia Chiến tranh Vùng Vịnh lần 2 vào tháng 11/2003.

Tàu S-323 đang vào vị trí chuẩn bị được cẩu lên tàu vận tải Grietje, Đức

S-323 là 1 trong 3 chiếc thuộc lớp Tumleren, có tải trọng chỉ khoảng gần 400 tấn

S-323 là 1 trong 3 chiếc thuộc lớp Tumleren, có lượng giãn nước chỉ khoảng gần 400 tấn

S-323 được đưa về cảng nhà tại Fredrikshavn từ cảng Manama, Bahrain
S-323 được đưa về cảng nhà tại Fredrikshavn từ cảng Manama, Bahrain

Nhiệm vụ của S-323 tại khu vực này đã kéo dài trong 385 ngày
Nhiệm vụ của S-323 tại khu vực này đã kéo dài trong 385 ngày

Một trong những cần cẩu nổi bật nhất được sử dụng cho công việc này Yoshida, một cần cẩu nổi do hãng Mitsubishi chế tạo, có khả năng nâng tải trọng tối đa đến 3.700 tấn. Nó từng được dùng để nâng tàu ngầm SS-600 Mochishio, và là chiếc cuối cùng trong 11 chiếc thuộc lớp tàu ngầm Oyashio. Đây là loại tàu ngầm diesel-điện cỡ lớn, có kích thước tương đương tàu ngầm Kilo.

Chiếc Mochishio tại xưởng đóng tàu Kobe Kawasaki được nâng lên bằng cần cẩu
Chiếc Mochishio tại xưởng đóng tàu Kobe Kawasaki được nâng lên bằng cần cẩu

Một trong những thách thức kỹ thuật khi sử dụng cần cẩu để nâng tàu ngầm, ngoài vấn đề tải trọng, là việc đảm bảo không gây hư hại cho lớp vỏ ngoài. Do một số tàu có cấu trúc thân kép, bao gồm 1 lớp vỏ cứng bên trong và 1 lớp mềm hơn bên ngoài. Phần không gian giữa lớp vỏ ngoài và lớp vỏ cứng bên trong là cho các khoang dằn. Vì vậy nếu gắn dây cáp nâng trực tiếp vào tàu sẽ gây hư hại cho lớp vỏ ngoài. Thay vào đó, con tàu được đặt trên một bộ khung đặc biệt. Bộ khung này ôm bên dưới phần sống tàu, là nơi vững chắc của lớp vỏ ngoài. Và các dây cáp được gắn vào bộ khung đó.

Tàu ngầm Ouessant S623 chuẩn bị được đưa lên tàu để di chuyển từ Pháp về Malaysia
Tàu ngầm Ouessant S623 chuẩn bị được đưa lên tàu để di chuyển từ Pháp về Malaysia

Bộ khung nâng được chế tạo riêng cho con tàu
Bộ khung nâng được chế tạo riêng cho con tàu

Tàu ngầm S623 sau khi đã được đặt lên tàu vận tải
Tàu ngầm S623 sau khi đã được đặt lên tàu vận tải

Ngoài ra, xe rơ-moóc cũng có thể được sử dụng khi cần di chuyển từ tàu vận tải sang xưởng chế tạo, sửa chữa hoặc ngược lại.

Tàu Chicoutimi khi được đưa từ tàu Tern sang xưởng sửa chữa

Tàu ngầm HMCS Chicoutimi của hải quân Canada được đưa từ tàu vận tải chuyên dụng Tern sang xưởng sửa chữa

Một tàu ngầm thuộc lớp Scorpene, Pháp, đang được di chuyển lên xà lan
Một tàu ngầm thuộc lớp Scorpene, Pháp, đang được di chuyển lên xà lan

Tri Thức Trẻ

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP