Gần 4 năm nay, hàng chục hộ dân tại thôn Đông Vĩnh, xã Song Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) luôn phải sống trong cảnh bị “tra tấn” bởi mùi hôi thối nồng nặc từ khu chăn nuôi lợn của gia đình anh Nguyễn Việt Hà. Mặc dù sự việc đã được người dân kiến nghị, phản ánh lên chính quyền địa phương thế nhưng nhiều năm trôi qua vẫn không được giải quyết.
Hàng chục hộ dân ở thôn Trường Sơn, xã Phú Gia, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) đang ngày đêm phải chịu cảnh hôi thối, mất mùa từ trang trại chăn nuôi lợn của một hộ gia đìnêh.
Trước đó, ngày 25/5, Báo Infonet đã đăng tải thông tin “Dân khốn khổ mùi thối trại lợn mới xây dựng”, phản ánh việc trại lợn tại xã Hồng Lộc, huyện Lộc Hà bốc mùi hôi thối, ảnh hưởng đến cuộc sống người dân sống xung quanh địa bàn. Ngay sau đó, Phòng tài nguyên môi trường huyện, Phòng cảnh sát môi trường Công an tỉnh Hà Tĩnh đã trực tiếp xuống kiểm tra, lập biên bản, xử lý về vấn đề ô nhiễm, bốc mùi hôi thối tại đây. Đoàn kiểm tra cũng yêu cầu phía chủ trang trại đảm bảo đầy đủ các khâu xử lý môi trường, phân thải qua hệ thống bình Bioga, đạt chuẩn.
Khoảng hơn một tháng trở lại đây, cứ mỗi lần có gió nồm thổi vào là người dân thôn Quan Nam (xã Hồng Lộc, Lộc Hà) lại phải hứng chịu mùi hôi thối từ trang trại nuôi lợn trên cánh đồng của thôn Tân Thượng (xã Tân Lộc, Lộc Hà, Hà Tĩnh) nhất là rất nhiều hộ dân sống trên con đường gần khu trang trại này.
Nhiều năm nay, hơn 1.000 giáo viên và học sinh Trường THCS Đại Thành cũng như hằng trăm hộ dân ở thôn Kênh, thôn Đồng Bàu (xã Cẩm Thành) và thôn 13 (xã Cẩm Duệ, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) phải học hành và sống chung với mùi hôi thối do 6 trại lợn tập trung gần đó. Trong giờ học, học sinh và giáo viên luôn phải bịt miệng và mũi để ngan mùi hôi của trại lợn. Ảnh: Minh Thư Không những vậy, những trại lợn này còn xả nước thải xuống Sông Ngàn Mọ làm nguồn nước ô nhiểm nghiêm trọng. Trại lợn “tra tấn” cô, trò Một ngày nắng nóng cuối tháng Năm, chúng tôi ghé thăm Trường THCS Đại Thành trên địa bàn xã Cẩm Thành. Mặc dù đã bịt kín mặt mũi bằng 2 lớp áo khoác nắng nhưng vẫn không ngăn được mùi hôi thối từ trại lợn tập trung gần đó. “Sáu trại lợn được xây dựng chỉ cách trường chúng tôi chưa đến 200 m nhiều năm nay. Hằng ngày cô trò đến trường đều phải hít mùi thối nồng nặc của phân lợn. Đặc biệt, khi trời nắng, gió nồm thổi mạnh thì cô trò lại phải “chịu trận” với mùi hôi từ trại lợn nhiều hơn. Trong giờ dạy, giáo viên phải dùng “dầu gió” bôi lên mũi để đánh lạc mùi hôi. Nhất học môn Tiếng Anh, học trò thường phải “bịt mũi, bịt miệng” nên hiệu quả môn đọc và nói không cao” – Cô Nguyễn Thị Nga, giáo viên Anh văn bức xúc cho biết. Em Nguyễn Trọng Nhật, lớp 8E, buồn bã phàn nàn: “Mấy năm ni đến trường học bọn em cứ phải hít mùi hôi khó chịu này. Em và các bạn không tập trung nghe giảng bài được. Chán lắm cô à!…” Trời nắng nóng, mùi hôi thối từ trại lợn bọn em phải đóng hết cửa sổ để ngăn mùi hôi. Vì vậy phòng học trở nên ngột ngạt hơn mặc dù quạt đã bật hết công suất”. Thầy Trần Xuân Toàn – Hiệu trưởng – tâm sự: “Rất nhiều lần nhà trường đã phản ánh việc ô nhiểm mùi hôi từ các trại lợn này lên UBND xã Cẩm Thành, nhưng sự việc vẫn vậy. Hằng ngày hơn 1.000 giáo viên và học sinh của trường chúng tôi phải học và sinh hoạt trong môi trường không khí bị ô nhiễm. Bây giờ học sinh đang vào giai đoạn ôn thi tốt nghiệp THCS trong thời tiết nắng nóng. Không khí thì ô nhiễm, phòng học nhiều khi hôi quá nên phải đóng hết cửa lại. Những hôm chào cờ đầu tuần hay những môn học ngoài trời học sinh và giáo viên “hứng trọn mùi hôi” bị gió lùa đến từ trại lợn. Chúng tôi thương học trò lắm. Không biết đến khi nào trường không bị tra tấn bởi mùi phân lợn này nữa?”. Chúng tôi “ngửi mùi hôi” quen rồi! Nước bẩn từ trại lợn xả xuống sông Ngàn Mọ gây o nhiễm nguồn nước và ô nhiễm không khí nghiêm trọng. Ảnh: Minh Thư Ông Lê Công Quang – Người dân ở (thôn Đồng Bàu, xã Cẩm Bình) buồn bã nói trong tiếc nuối: “Trại lợn này được xây dựng đã lâu. Trước khi xây dựng xã cũng không hỏi ý kiến người dân sống xung quanh. Chúng tôi rất ủng hộ xã cho xây dựng trại lợn tập trung nhằm phát triển kinh tế. Nhưng việc xây 6 dựng trại lợn với quy mô hơn 800 con lợn ngay cạnh khu dân cư và trường học như thế này làm ảnh hướng rất lớn đến môi trường sống và sinh hoạt của hằng trăm người dân và cả ngàn học sinh như vậy thì không được. Những trại lợn này đều làm hệ thống ngầm xả nước bẩn từ trại lợn xuống làm cho nước sông ô nhiễm. Trước đây, mùa hè nóng nực, sau những ngày làm đồng vất vả từ người già đến người trẻ đều tập trung dưới những gốc cây bên bờ sông tránh nắng, nghỉ ngơi. Trẻ con có thể tắm và tập bơi trên sông. Nhưng nhiều năm nay nước sông “quá ô nhiễm” người dân không còn chỗ ngồi hóng mát. Vào mùa hè chăng ai dám tắm rửa hay tập bơi cho con cái. Khổ nhất là những gia đình sống cạnh sông Ngàn Mọ quanh năm phải ăn ngủ với “mùi phân lợn”. Không biết hít phải cái mùi phân chuồng này rồi có sinh bệnh hay không nữa?”. Anh Huê – Người dân ở thôn Kênh – cũng cho biết: “Không những các thôn Kênh, thôn Đồng Bàu chúng tôi bị ô nhiễm bởi mùi hôi thối và ô nhiễm nguồn nước mà còn hàng trăm hộ dân ở một số thôn ở xã Cẩm Duệ phải chung “chịu trận hôi thối”. Cũng theo anh Huê, sông Ngàn Mọ chảy qua các xã Cẩm Thành, Cẩm Tiến, Cẩm Huy, Cẩm Thăng, Cẩm Duệ… Chính vì vậy, nước sông bị ô nhiễm đã ảnh hưởng đến môi trường sống của hàng ngàn hộ dân sống cạnh dòng sông này. Tình trạng ô nhiểm không khí và việc xả nước thải từ các trại lợn xuống sông Ngàn Mọ đã gây nhiều bức xúc cho các hộ dân và trường học. Sự việc nhiều lần được phản ánh lên UBND Xã Cẩm Bình nhưng tình trạng vẫn không được khắc phục. Người dân chúng tôi giờ đây dường như ngửi mùi hôi quen rồi. Hằng ngày hơn 1000 học sinh, giáo viên và hằng trăm hộ dân vẫn phải chấp nhận “sống chung” với mùi hôi thối khó chịu từ trại lợn tập trung ở thôn Đồng Bàu, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giáo dục và môi trường sống của người dân nơi đây. Không biết đến khi nào trại lợn hết hành học sinh, giáo viên và người dân?
Cuối năm 2011, Công ty CP Anh Đức triển khai dự án xây dựng khu chăn nuôi lợn với diện tích 2 ha, quy mô 3.000 con lợn thương phẩm trên địa bàn xóm Bắc Hòa, xã Cẩm Hòa (Cẩm Xuyên).