“Muốn tách hộ khẩu thì phải thực hiện những điều kiện của chính quyền xã đưa ra như: Không được đòi tái định cư, không được khiếu nại đòi các khoản hỗ trợ của nhà nước trong GPMB như hỗ trợ di dời, hỗ trợ tiền ăn!”, một Trưởng Công an xã ở Hà Tĩnh trả lời phóng viên về việc chậm làm thủ tục tách khẩu cho công dân.
Ngôi nhà của con gái Mẹ Việt Nam Anh hùng Kiều Thị Bẩy sau 2 năm xây dựng đột nhiên bị chính quyền địa phương phá bỏ. Cả gia đình 8 người, với 4 thế hệ bao gồm mẹ già, trẻ sơ sinh và người khuyết tật lâm vào cảnh khó khăn.
Trong khi vụ việc rơi vào “bế tắc”, xã phải chờ ý kiến chỉ đạo từ cấp trên, người dân đang ôm đơn đi kêu cứu thì UBND huyện Can Lộc lại báo cáo UBND tỉnh đã giải quyết xong vụ việc.
Công ty Samsung C&T Corporation, một nhà thầu xây dựng khu công nghiệp Formosa Hà Tĩnh, vừa có văn bản gửi một số cơ quan nhà nước đề nghị miễn tới 16 tỉ đồng thuế và tiền phạt, theo nguồn tin từ Tổng cục Hải quan.
Chiều 26/9, Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh ủy đã tổ chức Hội nghị giao ban công tác kiểm tra, giám sát và triển khai nhiệm vụ trong thời gian tới. Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Võ Kim Cự đã tới dự và chỉ đạo hội nghị.
Xin nhận lại sản phẩm để về kiểm tra và sẽ có câu trả lời chính thức đến người tiêu dùng vào ngày 10/4/2015, đó là “lời hứa” của nhà sản xuất C2. Nhưng đến nay theo phản ánh của anh Phạm Hồng Phong (phường Bắc Hồng, thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh), người mua phải chai nước C2 nổi váng thì Cty TNHH URC Việt Nam, đơn vị sản xuất nhãn hàng C2 đã gửi công văn cho anh nhưng không có lời xin lỗi và nguyên nhân sản phẩm bị lỗi từ đâu cũng chưa được làm rõ.
Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh – ông Võ Kim Cự với hành động dừng xe bất chợt hỏi thăm những hoàn cảnh khó khăn bên đường đã gây được nhiều sự chú ý của dư luận, trong đó có rất nhiều ý kiến cảm kích trước hành động này của ông. Trước đó, vị chủ tịch này đã là một lãnh đạo vì dân như thế nào?
Gia đình đưa thi thể anh Luân đến UBND xã khoảng đầu giờ chiều cùng ngày, yêu cầu cơ quan chức năng phải giải thích rõ về cái chết của anh để gia đình đưa về lo hậu sự.
Sau 10 năm kiên trì khiếu kiện, ông Phan Đình Chân, tổ dân phố 15, thị trấn Hương Khê, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh vẫn không thừa kế được mảnh đất do bố mẹ mình để lại. Ngày 1/11/2014, ông tìm đến Báo Người cao tuổi gửi đơn kiến nghị về việc gia đình ông Nguyễn Văn Chương cấu kết với cán bộ UBND thị trấn Hương Khê, ra Thông báo số 41/TB-UBND, ngày 29/9/2006 và Quyết định số 10/QĐ-UBND 26/01/2007, kết luận việc khiếu nại không có căn cứ pháp lí để cố tình cướp đất của ông, làm ảnh hưởng đến sức khỏe, quyền lợi hợp pháp của ông và gia đình.
Ngày 22-4, Chính phủ đã tổ chức họp trực tuyến với 34 tỉnh, thành phố về kết quả công tác tiếp công dân, giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn đọng, phức tạp, kéo dài. Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó thủ tướng Chính phủ chủ trì hội nghị.
Thực hiện Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, thời gian qua, chính quyền thành phố đã nhận thức và chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện khá nghiêm túc. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật nói chung, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo nói riêng được quan tâm, chú trọng, do đó ý thức pháp luật của người dân được nâng lên, quyền dân chủ của công dân trong khiếu nại, tố cáo được đảm bảo thực hiện. Các quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết KNTC về cơ bản đã được UBND thành phố và các xã, phường chấp hành tốt. Nhờ đó việc giải quyết KNTC từ cơ sở được phát huy, góp phần giữ vững tình hình an ninh chính trị của địa phương.
Tuy vậy, công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo ở một số địa phương, đơn vị, đặc biệt là ở cấp xã vẫn chưa nề nếp, kém hiệu quả. Nhận thức, trách nhiệm của lãnh đạo, người đứng đầu cấp xã đối với công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo còn hạn chế; tiếp dân định kỳ của lãnh đạo cấp xã còn tùy tiện, chủ yếu là công dân đến trực tiếp xin gặp lãnh đạo và được tiếp tại phòng làm việc; còn xem việc trực một cửa để giải quyết các thủ tục hành chính với tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo là một. Trình độ năng lực, trách nhiệm của cán bộ, công chức được giao nhiệm vụ tiếp công dân, tham mưu xử lý đơn thư chưa đáp ứng yêu cầu; lúng túng trong xử lý đơn thư và tham mưu thụ lý giải quyết; trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo chưa thực hiện đúng quy định, mới dừng lại ở việc lập biên bản; giải quyết vụ việc không kịp thời, dứt điểm ở cơ sở; việc tổ chức thực hiện Quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật chưa được quan tâm đúng mức nên làm giảm tính nghiêm minh của pháp luật. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến các vụ việc khiếu kiện kéo dài, gây bức xúc cho công dân khiếu kiện vượt cấp mất ổn định tình hình trên địa bàn.
Ngày 21/5/2013, UBND huyện Kỳ Anh ban hành Quyết định số 997/QĐ-UBND về việc giải quyết đơn khiếu nại của ông Phạm Đình Thơ, Thôn Tân Sơn, xã Kỳ Trinh, huyện Kỳ Anh, nội dung vụ việc như sau:
Không đồng tình với quyết định nắn chỉnh tuyến của tỉnh lộ 27, 10 hộ dân ở xóm 3, xã Tượng Sơn (Thạch Hà) đã có đơn thư khiếu nại kéo dài lên các cơ quan chức năng. Đáng buồn thay, những khiếu nại này có dấu hiệu xuất phát từ việc “kiếm cớ” của một số hộ để đòi hỏi lợi ích cho cá nhân.
Nhằm nâng cao năng lực, trách nhiệm thực hiện và thi hành pháp luật, đồng thời trang bị cho đội ngũ cán bộ chủ trì các phòng, ban, đơn vị cấp huyện và các xã, thị trấn quy trình tiếp công dân, xử lý đơn thư từ đó nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Chiều ngày 18/4/2013, tại Văn phòng Tỉnh ủy, lần thứ 2, đồng chí Nguyễn Thanh Bình, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Hà Tĩnh đã gặp, đối thoại với bà Nguyễn Thị Thủy, ở khối 8, phường Nam Hồng, thị xã Hồng Lĩnh về nội dung khiếu nại xin miễn tiền sử dụng đất ở.
Sau loạt bài phản ánh của pv về di tích đền Chợ Củi, UBND huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) đã quyết định thành lập Ban quản lý (BQL) di tích này. Tuy nhiên, người đang hợp đồng quản lý di tích với UBND xã Xuân Hồng đã phản ứng với quyết định trên và khiếu nại, đề nghị được tiếp tục công việc.