UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu Kosy đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng dự án Khu đô thị hai bên đường Ngô Quyền tại xã Thạch Trung, TP. Hà Tĩnh. Dự án được phê duyệt từ năm 2020 nhưng đến nay vẫn chậm triển khai, dù tỉnh nhiều lần chỉ đạo.
UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu Kosy đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng dự án Khu đô thị hai bên đường Ngô Quyền tại xã Thạch Trung, TP. Hà Tĩnh. Dự án được phê duyệt từ năm 2020 nhưng đến nay vẫn chậm triển khai, dù tỉnh nhiều lần chỉ đạo.
UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa có Văn bản số 7185/UBND-KT, về việc đôn đốc xử lý tồn tại, vướng mắc một số dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh.
Việc xác định giá đất của Hà Tĩnh từ đầu năm đến nay dường như “dẫm chân tại chỗ” khiến nhiều dự án của nhà đầu tư không được triển khai. Thậm chí, có dự án “vượt rào” xây dựng hoàn thiện rồi... chịu phạt.
Còn chưa đến 3 tháng để triển khai hoàn thành khối lượng, thế nhưng đến nay nhiều dự án khắc phục thiên tai, sạt lở ở tỉnh Hà Tĩnh được sử dụng từ ngân sách Trung ương lại đang dừng lại ở giai đoạn thủ tục lựa chọn nhà thầu thi công. Nếu các dự án không triển khai kịp tiến độ thì nguy cơ nguồn vốn sẽ bị thu hồi theo quy định.
Nhiều công trình nước sạch ở Hà Tĩnh chậm tiến độ, mặc dù đã được gia hạn nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thành, những vướng mắc trong quá trình triển khai dự án dẫn đến người dân chậm tiếp cận nguồn nước sạch.
Theo tiến độ, đến tháng 12/2022, dự án Trung tâm Văn hóa - Truyền thông huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) sẽ phải hoàn thiện, đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, đến nay đã chậm tiến độ gần 20 tháng so với kế hoạch nhưng dự án vẫn còn ngổn ngang. Trước đó, dự án này được xác định sai sót trong quá trình khảo sát thiết kế nên phải điều chỉnh “đội giá” hơn 700 triệu đồng.
Miễn tiền thuê đất 11 năm, chậm thực hiện dẫn đến dự án phải điều chỉnh tiến độ đến 5 lần, quá trình điều chỉnh doanh nghiệp này đang nợ tiền chậm tiến độ sử dụng đất nhưng không bị truy thu; quá trình đó Sở KH&ĐT Hà Tĩnh cũng không tiến hành thanh tra, kiểm tra bất cứ lần nào... là những bất thường trong quá trình triển khai xây dựng dự án sân golf 18 lỗ Xuân Thành.
Cuối năm 2023, Công ty TNHH Lợn giống DABACO Hà Tĩnh làm thủ tục thay đổi đăng ký doanh nghiệp thành Công ty TNHH Từ Minh Thanh để tiếp tục dự án Khu chăn nuôi lợn giống DABACO Hà Tĩnh tại xã Xuân Viên, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Một tháng sau đó, doanh nghiệp này đã nhận 'trát' phạt từ Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Tĩnh với số tiền 70 triệu đồng.
UBND tỉnh Hà Tĩnh đã liên tục chỉ đạo các sở, ngành, địa phương tăng cường công tác kiểm tra, rà soát, xử lý các dự án đầu tư có sử dụng đất trên địa bàn tỉnh để kịp thời tháo gỡ vướng mắc, chấn chỉnh và xử lý dứt điểm các dự án chậm tiến độ kéo dài, không đủ năng lực triển khai.
Dự án ngầm hóa lưới điện trên một số tuyến đường tại TP. Hà Tĩnh đang xuất hiện dấu hiệu chậm tiến độ trong thi công và có “vấn đề” trong công tác lựa chọn đơn vị thực hiện. Điều này ảnh hưởng đến sự đồng bộ hạ tầng đường và lưới điện. Ngoài ra, TP. Hà Tĩnh cần sớm xử lý “rác trên không” như cột điện, mạng cáp viễn thông và đường dây tại dự án này.
Chưa được bàn giao 100% mặt bằng cùng với việc thiếu hụt nguồn vật liệu xây dựng (VLXD) đang đẩy các dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam phía Đông qua địa bàn tỉnh Hà Tĩnh trước nguy cơ chậm tiến độ.
Thay đổi điều chỉnh dự án, vướng giải phóng mặt bằng, chậm tiến độ...khiến nhiều dự án cấp nước sạch trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh vẫn đang “ỳ ạch” chưa chịu về đích, mặc cho hàng nghìn hộ dân “khát nước” mong ngóng từng ngày.
Chậm tiến độ kéo dài, đội vốn, thay đổi thiết kế, vừa đưa vào vận hành đã gặp sự cố… là những tồn tại đang xảy ra tại các dự án cấp nước sạch trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, trong đó có cả dự án sử dụng vốn vay từ nước ngoài. Trong khi đó, người dân vẫn luôn trong tình trạng “khát” nước sạch, phải mua nước trôi nổi với giá cao để sử dụng.
Theo lộ trình, Dự án đầu tư xây dựng công trình cải tạo, nâng cấp quốc lộ 8A đoạn từ thị trấn Phố Châu đến Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo (Hà Tĩnh) trong năm 2023 sẽ hoàn thành, đưa vào sử dụng nhưng đến nay vẫn còn đang vướng mặt bằng. Trong đó, quan ngại nhất vẫn là vướng hệ thống đường điện chưa được di dời và diện tích rừng tự nhiên chưa được chuyển mục đích sử dụng.
Mặc dù đến nay toàn bộ 25 gói thầu thuộc 12 dự án thành phần cao tốc Bắc-Nam giai đoạn 2021-2025 đã tổ chức thi công, tuy nhiên, các nhà thầu vẫn đang “đau đầu” với việc thiếu nguồn vật liệu cung ứng, dẫn tới tiến độ bị ngắt quãng và chậm chạp.
Sản lượng thi công thấp, tiến độ chậm, năng tài chính nhà thầu có vấn đề. Đây là một số nguyên nhân khiến cao tốc Diễn Châu – Bãi Vọt đang trở thành nỗi lo lắng lớn nhất trong 3 dự án PPP cao tốc Bắc – Nam.
Sau nhiều năm mới triển khai thi công được, song dự án nhà máy rác thải tập trung hơn 23 tỷ đồng thi công ì ạch, chậm tiến độ, trong khi rác thải ngập phố huyện, đặc biệt là trong những ngày Tết Nguyên đán vừa qua.
Khối lượng thi công các gói thầu dự án cao tốc Bắc - Nam đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt chỉ mới đạt 15,3%, chậm 7,3% so với kế hoạch và yêu cầu mà Bộ GTVT và Ban QLDA 6 đề ra. Đến nay, nhà thầu mới huy động được 93/129 mũi thi công, thiếu 36 mũi thi công theo yêu cầu.
Công ty CP Tập đoàn Thành Huy nằm trong Liên danh nhà thầu vừa trúng gói thầu giao thông hơn 272 tỷ đồng tại Hà Tĩnh. Đáng chú ý, nhà thầu này liên tục bị cảnh cáo vì chậm tiến độ trong các dự án trọng điểm quốc gia.
Ngành chức năng tỉnh Hà Tĩnh vừa tiến hành kiểm tra 99 dự án, lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực đầu tư và ra quyết định xử phạt 42 dự án với tổng số tiền hơn 1,6 tỷ đồng.
Nhiều tháng qua, hàng chục hộ dân ở xã Hồng Lộc, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) phải sống khổ sở vì bụi từ công trình xây dựng tuyến đường giao thông liên huyện đang thi công dở dang, chậm tiến độ.
Báo cáo đoàn giám sát của Quốc hội nêu rõ hàng nghìn dự án giai đoạn 2016-2021 chậm tiến độ, điều chỉnh quyết định đầu tư. Nhiều dự án vi phạm thủ tục đầu tư, có thất thoát, lãng phí; nhiều trường hợp phải xử lý hình sự.
Mặc dù bố trí đủ nguồn vốn để sửa chữa 12 hồ đập thủy lợi song công tác GPMB, thi công và giải ngân chậm khiến các công trình khó đảm bảo vượt lũ.
Được chấp thuận chủ trương đầu tư từ năm 2016 nhưng CTCP Tập đoàn 315 không triển khai dự án Khu dịch vụ thương mại, khách sạn và văn phòng cho thuê Hạnh Nguyễn tại phường Hà Huy Tập, TP. Hà Tĩnh theo tiến độ và quá hạn thời gian sử dụng đất. Giữa tháng 3/2022, UBND tỉnh Hà Tĩnh quyết định cho gia hạn tiến độ sử dựng đất dự án thêm 2 năm.
Theo báo cáo của Bộ Giao thông Vận tải, 11 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020 đã có 1 dự án hoàn thành và 10 dự án đang triển khai, trong đó có 2 dự án chậm tiến độ so với kế hoạch là Diễn Châu - Bãi Vọt và Vĩnh Hảo - Phan Thiết.
Ngoài thiệt hại khi phải trả lãi vay, ngân sách tỉnh Hà Tĩnh còn phải đối ứng trong công tác giải phóng mặt bằng, chi phí tư vấn, thuế… vì dự án Tổng công ty 36 thi công chậm tiến độ gây ra.
Dự án nâng cấp, mở rộng đường dân sinh ở xã Kỳ Xuân (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) chỉ dài hơn 2 km nhưng thi công với tốc độ “rùa bò” khiến việc lưu thông của người dân gặp rất nhiều khó khăn. Hàng loạt điểm đen là hố sâu dày đặc 2 bên đường như để “giăng bẫy” người đi đường.
Theo Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Tĩnh, địa phương còn 44 dự án đang chậm tiến độ, trong đó có 90 dự án dã thực hiện thủ tục thuê đất và đang triển khai đầu tư xây dựng
UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu chủ đầu tư làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm của các tập thể, cá nhân trong việc quản lý thực hiện dự án dẫn đến phải điều chỉnh nhiều lần, làm tăng tổng mức đầu tư, chậm tiến độ kéo dài.
Một dự án kè chống sạt lở chưa đầy 1,5km do TX Hồng Lĩnh làm chủ đầu tư, được tỉnh Hà Tĩnh phê duyệt cách đây gần 3 năm, liên tục xin điều chỉnh, bổ sung và nâng vốn hơn 100% nhưng đến nay vẫn mờ mịt ngày về đích?