Ủy ban Kiểm tra Trung ương nhận định, cựu Bộ trưởng Công Thương – ông Vũ Huy Hoàng phải chịu trách nhiệm chính về các vi phạm, khuyết điểm của Ban cán sự Đảng Bộ Công thương nhiệm kỳ 2011-2016, trong đó có việc để con trai làm lãnh đạo Sabeco, việc thuyên chuyển Trịnh Xuân Thanh về Hậu Giang…
Trong 2 năm sau khi rời khỏi chức vụ TGĐ Công ty CP Hóa dầu và Xơ sợi Dầu khí (PVTex), để lại dự án Nhà máy Xơ sợi polyester Đình Vũ đối mặt thua lỗ nặng, 2.000 tỷ đồng vốn chủ sở hữu gần như mất, ông Vũ Đình Duy được luân chuyển qua nhiều vị trí khác nhau với những quyết định bổ nhiệm để lại nhiều điều tiếng.
Đồng ý với những kết luận của UB Kiểm tra Trung ương về những sai phạm của ông Trịnh Xuân Thanh, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo điều tra làm rõ vi phạm để xảy ra thua lỗ gần 3.300 tỷ đồng ở TCTy Xây lắp Dầu khí thời ông Thanh làm Chủ tịch, yêu cầu kiểm tra với nguyên Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng nếu có dấu hiệu vi phạm liên quan đến vị Tỉnh uỷ viên Hậu Giang…
Văn phòng Trung ương Đảng vừa có văn bản số 1578 gửi tới nhiều cơ quan truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về các công việc cần làm tiếp sau khi có kết luận của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương về những sai phạm của ông Trịnh Xuân Thanh – Tỉnh uỷ viên Tỉnh uỷ Hậu Giang, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh này.
Chiều 14/6, trả lời Phóng viên báo điện tử Infonet, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết: Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (WAFI) đã có thư gửi nguyên Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng và Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa. Hiện các nhân sự và đơn vị liên quan sẽ có ý kiến trả lời các nội dung liên quan trực tiếp đến Hiệp hội.
Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính VN (VAFI) gửi thư chất vấn nguyên Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng về việc Bộ Công thương dưới thời ông làm Bộ trưởng đã bổ nhiệm con trai là Vũ Quang Hải làm lãnh đạo Sabeco.
Từ tháng 2 đến tháng 4/2014 do sửa nhà, thợ xây dựng dùng nhiều thiết bị điện (máy khoan cắt bê tông, máy hàn, điện chiếu sáng…) nên mỗi tháng gia đình phải trả khoảng từ 500.000 – 600.000 đồng tiền điện. Giữa tháng 4 công việc hoàn tất, nhà chỉ có hai người, sử dụng điện rất tiết kiệm nhưng tiền điện tháng 5/2014 lên đến gần 900.000 đồng. Hỏi người thu tiền thì nhận được câu trả lời: “Tại gia đình dùng nhiều, số trên công tơ chỉ như vậy”.
Vấn đề là ở chỗ đơn giá mỗi số được tính lũy tiến (xem bảng 1), giả thiết ngay từ đầu năm 2014 mỗi tháng nhân viên ngành Điện ghi giảm đi 50 kWh thì hết tháng 4 sẽ tích lũy được khoảng 200 kWh dồn sang cho tháng 5. Nếu bình quân gia đình dùng 300 kWh một tháng và tạm lấy biểu giá mới để so sánh thì giá cao nhất mà họ phải nộp là 2.082 đ/kWh. Số điện tích lũy dồn sang tháng 5 sẽ chịu giá 2.324 đ hoặc 2.399 đ/kWh. Nghĩa là đắt thêm khoảng 300 đồng mỗi kW, điều này đồng nghĩa với việc người dân bị móc túi khoảng 60.000 đồng.