Trang bị hộp chữa cháy nhưng không có bình chữa cháy, hoặc có bình chữa cháy nơi công cộng nhưng lại không còn giá trị sử dụng. Đó là những bất cập trong công tác phòng chống cháy nổ ở “phố núi” Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh.
Dịp đầu Xuân mới Giáp Thìn, chùa Hương Tích ở xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) đón hàng vạn lượt người dân, du khách thập phương đến tham quan, chiêm bái. Tuy nhiên, công tác quản lý dịch vụ du lịch nơi đây vẫn còn nhiều bất cập cần được chấn chỉnh kịp thời.
Hà Tĩnh có nhiều khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá nhưng luồng lạch bị bồi lắng nhanh và nghiêm trọng. Nhiều nơi tàu cá có công suất lớn chỉ vào được lúc triều cường gây khó khăn, nguy hiểm cho ngư dân khi có mưa bão.
Không hoàn thiện hạ tầng các dịch vụ tiện ích, không giao giấy chứng nhận sử dụng đất và nhà ở cho cư dân, không có thùng tập kết rác chung... Đó là những diễn biến “xấu xí” đang diễn ra tại dự án Hoa Tiên Paradise do Công ty Cổ phần Hồng Lam Xuân Thành làm chủ đầu tư.
Theo ghi nhận, một số chợ tại khu vực tỉnh Hà Tĩnh công tác phòng chống cháy nổ còn chủ quan, lơ là, nhiều thiết bị, phương tiện chữa cháy còn mang tính hình thức, đối phó.
Không đồng ý với đơn vị thi công làm ảnh hưởng đến an toàn của đất và nhà, một hộ dân tại xã Sơn Tây, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã làm đơn 'cầu cứu' đến cơ quan chức năng.
Chưa có quyết định thay thế bản đồ Quy hoạch cũ năm 2005, nhưng năm 2019, UBND phường Bắc Hà, UBND TP Hà Tĩnh cùng với Sở Xây dựng đã tiến hành thực hiện quy hoạch chi tiết xây dựng Khu trường Cao đẳng Y tế và tập thể Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh khiến cho cuộc sống của người dân nơi đây bị xáo trộn vì những bất cập của nó gây ra.
Dự án hệ thống thủy lợi Ngàn Trươi – Cẩm Trang giai đoạn 2 công trình kênh chính Linh Cảm đi qua 3 huyện Đức Thọ, Can Lộc và Thạch Hà (Hà Tĩnh) với chiều dài 19km. Đến nay, công trình đã hoàn thành khoảng 60% khối lượng. Thế nhưng, trong quá trình thi công đã bộc lộ nhiều bất cập, gây bức xúc trong nhân dân.
Để thay thế hệ thống chiếu sáng cũ bị hỏng và thuận lợi đi lại về đêm, huyện Nghi Xuân triển khai dự án “Hệ thống điện chiếu sáng tuyến đường Gia Lách đi Khu di tích Nguyễn Du” với tổng mức đầu tư 27,5 tỷ đồng. Tuy nhiên, việc thi công dự án đang tồn tại bất cập khiến người dân phản ánh...
Sông Nghèn bắt nguồn từ cống Trung Lương (thị xã Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh), nhập với sông Rào Cái tại Hộ Độ (huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh) với chiều dài 60km, diện tích lưu vực gần 556km2. Sông Nghèn được hợp lưu bởi sông Già và nhiều khe, suối nhỏ. Tháng 3/2008, cống Đò Điểm trên sông Nghèn hoàn thành, đưa vào sử dụng đã tạo một “cú hích” lớn cho ngành nông nghiệp Hà Tĩnh, nhưng cũng tạo ra những thách thức khó lường…
Trải khắp đất nước hình chữ S thiêng liêng này, rất nhiều những ngôi chùa đã theo thời gian xuất hiện cùng với sự chung tay góp sức của rất nhiều người. Tuy vậy vẫn còn nhiều ngôi chùa hiện đang xuống cấp trầm trọng mà không được tu sửa, tôn tạo đảm bảo đúng với giá trị của nó.
Thu thuế xe hơi như con bò sữa vắt hoài không hết. Vấn đề là muốn bò có sữa phải cho sống, cho mập mới có nhiều sữa chứ bây giờ bò chưa có mà vẫn cứ muốn vắt.
Báo PLVN nhận được phản ánh của một số hộ dân tại xã Thạch Long, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh về quá trình thi công, giải phóng mặt bằng quốc lộ 1A, làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và cuộc sống của người dân.
Nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng kinh tế biển, thời gian qua, với sự hỗ trợ của Nhà nước, ngư dân Hà Tĩnh đầu tư, cải hoán hàng trăm tàu đánh bắt xa bờ công suất lớn. Tuy nhiên, bất cập trong quy hoạch phát triển hệ thống cảng cá và khu neo đậu khiến quyết tâm vươn khơi, bám biển của người dân đang gặp không ít khó khăn.
Theo đó, Tỉnh ủy Hà Tĩnh ngày 22.12.2016 đã có văn bản nêu rõ: Dự án khai thác và tuyển quặng mỏ sắt Thạch Khê là một trong những dự án trọng điểm quốc gia. Khai thác mỏ sắt Thạch Khê phục vụ phát triển kinh tế xã hội là nguyện vọng của nhiều thế hệ lãnh đạo trung ương, lãnh đạo và nhân dân Hà Tĩnh. Tuy vậy, quá trình khai thác còn nhiều bất cập như: Quy mô dự án rất lớn, lại sát biển, thời gian khai thác mỏ dài nhưng các báo cáo, trình tự về đầu tư xây dựng còn sơ sài, đơn giản, nhất là về giải pháp kĩ thuật, đảm bảo môi trường, giải pháp huy động vốn…
Trong thời gian 2 tuần từ ngày 07/11/2016 đến ngày 18/11/2016, Đoàn kiểm tra liên ngành do Công an TP. Hà Tĩnh chủ trì, phối hợp với các Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH, Phòng Cảnh sát QLHC về TTXH, Phòng An ninh chính trị nội bộ Công an tỉnh, Phòng văn hóa UBND thành phố, đại diện chính quyền địa phương đã tiến hành tổng kiểm tra toàn diện công tác đảm bảo ANTT, PCCC và CNCH, các quy định điều kiện về văn hóa 27 lượt cơ sở kinh doanh Karaoke trên địa bàn.
Quảng Bình và Hà Tĩnh là 2 tỉnh bị thiệt hại nặng nề nhất về người và tài sản trong trận lũ vừa qua. Hệ thống cơ sở hạ tầng xuống cấp, hư hỏng, thậm chí có những công trình bị lũ cuốn trôi hoàn toàn, gây thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng của nhà nước, nhân dân và doanh nghiệp.
Thi công ẩu, hồ sơ thiết kế không có, đổ bê tông rỗ sắt thép lòi cả ra ngoài, dầm khóa đỉnh đổ xong lại đập, cấu kiện bê tông sứt mẻ, bong tróc, chủ đầu tư bất lực trước tình trạng trên, đó là những gì đã và đang xẩy ra tại dự án kè chống sạt lở sông Ngàn Trươi giai đoạn 2 đoạn qua thị trấn Vũ Quang, huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh, gây bức xúc trong dư luận.
Hàng trăm hộ ở các phường Kỳ Thịnh, Kỳ Liên, Kỳ Long, Kỳ Phương và Kỳ Nam (thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh) thuộc diện di dời, đủ điều kiện cấp đất tái định cư (TĐC), tuy nhiên, vấn đề thu thuế (tiền sử dụng đất) hiện quá cao khiến người dân bức xúc.
Đã gần 6 năm trôi qua nhưng hàng trăm hộ dân các phường Kỳ Thịnh, Kỳ Long, Kỳ Liên, Kỳ Phương, Kỳ Nam (thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh) vẫn mòn mỏi chờ đợi được cấp đất tái định cư (TĐC).
Để dành quỹ đất cho khu công nghiệp Vũng Áng, siêu dự án Gang thép Hưng nghiệp do Tập đoàn Formosa Đài Loan (Trung Quốc) làm chủ đầu tư, hàng nghìn hộ dân ở các xã Kỳ Thịnh, Kỳ Long, Kỳ Liên, Kỳ Phương, Kỳ Nam (thị xã Kỳ Anh – Hà Tĩnh) phải di dời lên các vùng tái định cư. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng, mặt bằng tái định cư cho người dân nơi đây đang tồn tại nhiều bất cập.
Sau khi buổi thi môn Địa lý kết thúc trong sáng ngày 3/7, PV Báo Người đưa tin đã nhận được phản ánh về những bất cập trong đề thi Địa lý từ một thầy giáo dạy môn này ở Hà Tĩnh.
Nhiều ý kiến đưa ra hàng loạt bất cập của bảo hiểm y tế như cung cách phục vụ của y, bác sĩ, thuốc không đảm bảo, không được khám trái tuyến… khiến sinh viên không muốn tham gia.
Với số vốn đầu tư gần 13 tỷ đồng công trình Cầu Đồng Huề xã Vượng Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh có vai trò hết sức quan trọng trong đời sống kinh tế, xã hội của nhân dân. Vậy nhưng ngược lại với niềm tin, kỳ vọng ban đầu khi dự án được triển khai xây dựng đã phát sinh rất nhiều bất cập.
Mặc dù chưa có hợp đồng thuê đất, chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng HTX Phú Sơn (xã Ân Phú) vẫn được UBND huyện Vũ Quang phê duyệt dự án “chăn nuôi và phát triển kinh tế trang trại tổng hợp”. Điều đáng nói hơn, hồ sơ dự án chưa hoàn thiện nhưng đã được ngân sách Nhà nước hỗ trợ nhiều tỷ đồng.