Xã hội

Sư Toàn hoàn tục Lê Hữu Long “trắng tay”... không đất cát, tiền bạc?

Căn cứ theo Luật Phật, Hiến chương, Nội quy Ban Tăng sự Trung ương thì sư Toàn không được quyền nhận tài sản, chỉ Giáo hội mới có quyền định đoạt tài sản. Như vậy, sau khi xả giới hoàn tục, Lê Hữu Long có thể sẽ "trắng tay"... không đất cát, tiền bạc.

Liên quan đến vụ việc đại đức Thích Thanh Toàn, người bị tố gạ tình phóng viên được chấp thuận xả giới, hoàn tục mong muốn giữ lại tài sản mà ông từng nói mình đến đứng tên trị giá khoảng 200-300 tỷ đồng, trao đổi với PV ngày 9/10, Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho biết, Giáo hội nhận được báo cáo cho thấy, nhà sư Thích Thanh Toàn tự mua hơn 6.000 m2 đất xung quanh chùa Nga Hoàng của người dân. Tuy nhiên, đất này chưa được chuyển nhượng theo Luật Đất đai nên UBND huyện Tam Đảo đã ra thông báo đề nghị giao lại toàn bộ diện tích đất nói trên cho UBND xã Hợp Châu quản lý.

Nói về thỉnh nguyện sở hữu tài sản của sư Thích Thanh Toàn, Thượng tọa Thích Đức Thiện, dù có đúng theo Luật Đất đai nhưng theo Luật Phật chế, một vị tỳ kheo khi vào chùa thì tất cả những gì họ đang sử dụng đều thuộc về Tăng (Tăng đoàn). Đến khi vị tỳ kheo mất đi, ngay cả tài sản trên mình gồm 3 tấm áo cà sa cũng phải chuyển lại cho Tăng, không có sự thừa kế ở đây mà do Tăng đoàn quyết định.

Căn cứ theo luật Phật, Hiến chương, Nội quy Ban Tăng sự Trung ương thì sư Toàn không được quyền nhận tài sản, chỉ Giáo hội mới có quyền định đoạt tài sản. Như vậy, sau khi xả giới hoàn tục, Lê Hữu Long có thể sẽ "trắng tay"... không đất cát, tiền bạc.

Căn cứ Hiến chương Giáo hội Giáo hội Phật giáo Việt Nam, tài sản thuộc về Giáo hội như chùa chiền, cơ sở tôn giáo. Căn cứ theo Nội Quy Ban Tăng sự Trung ương, Giáo hội mới có quyền định đoạt tài sản, Ban trị sự có quyền định đoạt tài sản thuộc tự viện, chùa địa phương, cao nhất là Giáo hội.

Nội quy Ban Tăng sự Trung ương quy định rất rõ là sau khi bổ nhiệm trụ trì thì tất cả tài sản thuộc về cơ sở tự viện, tức thuộc Tăng. Sư Toàn sở hữu tài sản cho mục đích hoạt động của cơ sở tự viện, tài sản vẫn thuộc về Tăng, thuộc về Giáo hội và Giáo hội có quyền định đoạt tài sản đó.

Do vậy, việc sư Toàn lý luận do công đức cá nhân thì cá nhân thuộc về Tăng. Căn cứ theo luật Phật, Hiến chương, Nội quy Ban Tăng sự Trung ương thì sư Toàn không được quyền nhận tài sản, chỉ Giáo hội mới có quyền định đoạt tài sản. Việc đề nghị là việc của sư Toàn, còn quyết định là việc của Giáo hội.

Theo đó, nếu việc mua bán hơn 6.000 m2 đất là hợp pháp, tài sản này cũng thuộc về chùa Nga Hoàng và phải bàn giao lại cho Ban trị sự Phật giáo tỉnh Vĩnh Phúc. Còn tất cả tài sản mà sư Toàn kê khai, sau khi xác minh cũng do Giáo hội quyết định chứ không có việc sư Toàn sau khi hoàn tục sẽ được hưởng.

Cụ thể, theo nội quy Ban Tăng sự Trung ương khóa VIII (2017-2022) do Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch Hội đồng Trị sự thay mặt Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam ấn ký Quyết định số 185/QĐ-HĐTS ban hành vào ngày 18/9/2018, gồm 15 chương, 85 điều.

Trong đó, tại Điều 27 quy định về quản lý tài sản Tự viện nêu rõ, tự viện là giáo sản, là sở hữu chung của cộng đồng do GHPGVN đại diện làm chủ sở hữu duy nhất. Trụ trì, hoặc Ban Hộ tự (Tự viện chưa có Trụ trì) là người được GHPGVN giao quyền sử dụng, quản lý Tự viện theo Hiến chương GHPGVN và pháp luật Nhà nước. Quyền định đoạt tài sản Tự viện do Giáo hội nắm giữ.

Tại điều Điều 29 về định đoạt tài sản Tự viện quy định, chỉ có Trung ương Giáo hội, Ban Trị sự tỉnh mới có quyền định đoạt tài sản của Tự viện. Trụ trì, hoặc Ban Hộ tự (Tự viện chưa có Trụ trì) không có quyền định đoạt tài sản Tự viện. Các tài sản Tự viện do cá nhân Trụ trì đứng tên theo giấy khai sinh sau khi được Giáo hội bổ nhiệm trụ trì, những tài sản đó thuộc tài sản của Tự viện.

Tại điều Điều 30 quy định quyền hưởng dụng tài sản Tự viện của Trụ trì nêu rõ, hoàn trả tài sản Tự viện cho chủ sở hữu là Giáo hội, khi bị Giáo hội truất quyền Trụ trì, hoặc giải tán Ban Hộ tự và các quy định của Hiến chương Giáo hội và pháp luật Nhà nước.

Bên cạnh đó, tại Điều 31 quy định về quyền định đoạt tài sản Tự viện của Giáo hội cũng nêu rõ, Giáo hội định đoạt tài sản Tự viện nhưng không được làm thay đổi quyền hưởng dụng của Trụ trì đã được xác lập. Sau khi trao đổi thống nhất với Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, Ban Trị sự tỉnh ra quyết định hủy bỏ quyền hưởng dụng đối với Trụ trì, hoặc Ban Hộ tự vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ của mình.

Như vậy, sau khi xả giới hoàn tục, Đại đức Thích Thanh Toàn tên thật là Lê Hữu Long có thể sẽ "trắng tay"... không đất cát, tiền bạc.

Tác giả: Hải Ninh

Nguồn tin: Báo Kiến thức

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP