Đến nay yếu tố thống nhất việc thống nhất chọn “con vật có sừng” nào cho năm 2015 vẫn còn dấu hiệu tranh cãi. Điều này xuất phát từ thuật ngữ gọi địa chi thứ 8 của Trung Quốc.

Theo trang International Bussiness Time, “Year of the Yang” mà người Á Đông gọi là năm mùi, thường để cho người đời “muốn hiểu sao thì hiểu”. Các nhà nghiên cứu cho biết riêng chữ “Yang” trong tiếng Trung mang rất nhiều tầng nghĩa khác nhau.

Giáo sư đại học Washington University Ling chei Letty Chen giải thích: “Chữ “Yang” (ngày nay – NV) thuộc nhóm từ di truyền học có nghĩa là “cừu/dê/bạch dương”, thế nên, sẽ luôn có nhập nhằng trong việc dịch lại từ ngữ”.

Theo ông Chen, điểm mấu chốt ở đây là nếu chữ này chỉ đứng một mình thì ngay cả giới phân tích cũng khó mà thống nhất được nó nên dịch ngữ theo kiểu nào. Vì vậy, trong trường hợp này, chữ “yang” phải đứng sau một vài cụm từ mô tả thêm để sáng tỏ ngữ nghĩa, chẳng hạn như muốn chỉ “con dê” thì thêm chữ “shang” trước “yang”, “cừu” thì là “mian yang” và “gong yang” là “cừu đực”.


 Việc chọn hình ảnh cừu hay dê vẫn rất “bát nháo” ở Trung Quốc (ảnh: CNN) 


 Hình con cừu đực tại Bắc Kinh (ảnh: AFP)


 Dê trong vườn hoa tại Singapore (ảnh: CNN)

Dựa trên tài liệu phân tích lấy mốc năm 1880 của ông William H. Baxter, giáo sư ngành Ngôn ngữ Trung tại đại học Michigan trên Google ngrams, “năm con cừu” lại được sử dụng phổ biến trên sách vở.

Bản thân ông Baxter cũng nhận định “năm cừu” dường như là thuật ngữ được sử dụng chính xác. Song trên các trang trực tuyến, người ta lại thích sử dụng năm mùi là năm cầm tinh con dê hơn.

Hiện nay, trên khắp các diễn đàn quốc tế, rất nhiều bức hình minh họa năm 2015 cho thấy chính bản thân người Hoa cũng rất lúng túng trong việc thống nhất biểu tượng dê hay cừu cho năm mùi. Tuy nhiên, suy cho cùng, phần lớn trong văn hóa Trung Hoa, dê vẫn được chọn “đăng cai” làm con vật của năm vì chúng rất đỗi quen thuộc trong đời sống làm nông và chăn nuôi của người xưa.
Trong truyền thuyết 12 con giáp được truyền miệng cách đây 1.500 năm, 5 con dê đã ngậm mùa màng tươi tốt trong miệng đã cứu người dân thoát khỏi nạn đói xảy ra trong nhiều năm ở Quảng Châu. Cũng theo điển tích, nhờ các chú dê, thị trấn xưa kia hạn hán nay trở thành thủ phủ trù phú với tên gọi “Thành phố dê”, quanh năm mùa màng tốt tươi, nuôi sống cây trồng.

Tân Hoa Xã dẫn lại lời của một chuyên gia nghiên cứu vai trò của dê/cừu trong văn hóa Trung Quốc trong nhiều năm cho rằng dê, chứ không phải cừu, là con vật thuộc nhóm “lục súc” quen thuộc trong nghề chăn nuôi.

Một bài viết trên trang Telegraph cũng khẳng định người Á Đông vẫn chọn dê thay vì cừu vì tác động văn hóa quá lớn của Trung Hoa về “tính nết” của cừu và dê. Dân gian xưa cho rằng cừu là loài ít có cầu tiến, khó làm chủ, lại còn mắc chứng yếu đuối, hay ỷ lại và rất hay làm theo sự sai bảo của người khác.

Hồng Phạm