Nằm cách trung tâm thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang khoảng 9km, trại rắn Đồng Tâm được mệnh danh là vương quốc các loài rắn của Việt Nam, với hơn 400 loài rắn các loại trong đó có những loại rắn cực độc và nằm trong sách đỏ vì quý hiếm |
Từ chỗ chỉ có 0,5 ha khi mới thành lập, đến nay, Trung tâm Nuôi trồng nghiên cứu chế biến dược liệu Quân khu 9 (còn gọi là trại rắn Đồng Tâm) đã mở rộng lên thành 12 ha, bảo tồn hàng chục loài rắn, với khoảng 5.000 cá thể rắn qúy hiếm như: Mai gầm, hổ mang, hổ chúa, cạp nia… |
Tại đây, cả ngàn con rắn lục đuôi đỏ, hổ lãi được nuôi dưỡng và chăm sóc, nằm bò lúc nhúc trên các nhánh cây xanh |
|
Nhiều người đến tham quan không khỏi giật mình khi thấy rắn lục đuôi đỏ “ngụy trang” trên cây |
|
|
Phải nhìn kỹ mới thấy rắn lục đuôi đỏ ẩn mình dưới các lá, nhánh cây xanh |
|
Cận cảnh lấy nọc độc của rắn lục đuôi đỏ |
|
Trung tá, bác sĩ Vũ Ngọc Lương - Phó Giám đốc trại rắn khuyến cáo trong trường hợp người dân nếu bị rắn lục đuôi đỏ cắn tuyệt đối không chích, rạch hay nặn máu bởi vì rắn lục đuôi đỏ thuộc nhóm rắn có nọc độc gây rối loạn cơ chế đông máu. Do đó nếu chích, rạch sẽ làm chảy máu nhiều dẫn tới không cầm được. Đặc biệt, người dân không nên đến các thầy lang, thầy vườn vì càng làm cho độc tố có thời gian kéo dài hơn.
Một con rắn lục nhìn như ngọn dây leo |
Rắn hổ lãi còn gọi là rắn ráo là loài không có nọc độc đang được nuôi dưỡng, chăm sóc tại trại rắn |
Loài rắn này cùng với rắn lục đuôi đỏ thường làm thức ăn cho rắn hổ mang chúa |
|
“Từ năm 1999 đến nay, công tác bảo rồn gen các loài rắn độc đã được Trung tâm đặc biệt quan tâm đưa vào chương trình bảo tồn gen quốc gia. Với mô hình nuôi bảo tồn các loại rắn độc của trung tâm hiện nay đã kết hợp chặt chẽ giữa nuôi bảo tồn và khai thác nguồn gen quí hiếm phục vụ cho phát triển kinh tế- xã hội”, bác sĩ Lương nói.
Tác giả: Đông Thịnh
Nguồn tin: Báo Dân Việt