Tin láng giềng

Quảng Bình: Để xe quá tải lộng hành, người đứng đầu cơ quan bị “ xử”

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Quảng Bình có 7 tuyến đường Quốc Lộ, tổng chiều dài 822 Km, là các trục đường vận tải Quốc gia Bắc-Nam và vận tải Quốc tế với Lào, Thái Lan…

Về đặc thù địa lý, Quảng Bình có nhiều mỏ vật liệu xây dựng, 3 nhà máy xi măng công suất lớn, 2 cảng Biển, 17 ga đường sắt, nhu cầu vận tải lớn, do đó, việc kiểm soát tải trọng xe rất phức tạp, cần phải triển khai đồng bộ với nhiều biện pháp mới đạt được hiệu quả.

hatinh24h

Lãnh đạo tỉnh xuống đường, tham “chiến” chống xe quá tải

Trao đổi với pv Tạp chí Vận tải Ô tô và Dailo.vn, ông Lê Quốc Cường – PGĐ sở Giao thông vận tải tỉnh Quảng Bình  nhấn mạnh, ngay sau khi có chỉ đạo của Chính phủ và Bộ GTVT, đi đôi với công tác tuyên truyền và kiểm soát tải trọng xe trên các trục đường; Sở GTVT Quảng Bình đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành kế hoạch triển khai nhiệm vụ của Liên ngành, phân công nhiệm vụ cho các Ban, Ngành cấp tỉnh, UBND các Huyện, Thành Phố, Thị xã về kiểm soát tải trọng xe.

Đồng thời quy định trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, nếu để xe qua tải hoạt động có liên quan đến nhiệm vụ ngành, địa phương mình quản lý, chỉ đạo và xử lý nghiêm các Ban quản lý dự án, Nhà thầu thi công thực hiện không đúng quy định về tải trọng xe; và xem đây là một tiêu chí để chấm dứt hợp đồng xây dựng.

Theo đó, Sở GTVT phối hợp với Công an tỉnh tổ chức hội nghị đối thoại trực tiếp với các Doanh nghiệp, Lái xe, Chủ xe, Bến cảng, Ga tàu, Nhà máy, Các cơ sở sản xuất và tiêu thụ vật liệu xây dựng… để phổ biến chủ trương kiểm soát tải trọng xe, trả lời tất cả các câu hỏi có liên quan và ký cam kết không chở hàng quá tải trọng. Đồng thời Ban hành Quy chế phối hợp liên ngành để Thanh tra giao thông và Cảnh sát giao thông tổ chức thưc hiện…

Với việc triển khai KSTTX một cách quyết liệt, xe quá tải trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đã giảm hẳn. Nếu như năm 2014, số liệu thống kê cho biết đã kiểm tra 7.756 xe, có 24% số xe vi phạm tải trọng; thì trong 10 tháng đầu năm 2015 kiểm tra tới 10.546 xe, chỉ có 10,5% số xe vi phạm tải trọng.

Phó GĐ sở GTVT Quảng Bình khẳng định, yếu tố quan trọng nhất quyết định đến hiệu quả công tác kiểm soát tải trọng xe chính là “ sự vào cuộc kịp thời, trực tiếp của Lãnh đạo tỉnh, Lãnh đạo hai lực lượng then chốt tại cơ sở là Công an tỉnh và Sở Giao thông vận tải”

Cụ thể, ngay từ những ngày đầu thực hiện công tác KSTTX, Sở GTVT Quảng Bình và Công an tỉnh đã tham mưu cho UBND tỉnh phê duyệt Kế hoạch phối hợp Liên ngành, phân công trách nhiệm của người đứng đầu các cấp; đồng thời giữa hai ngành đã thống nhất quy chế phối hợp, phân công trách nhiệm, lực lượng thực hiện nhiệm vụ, phương tiện, thời gian làm việc, cử Lãnh đạo làm đầu mối phối hợp của mỗi bên vv… để chủ động tiến hành.

Ngoài việc Lãnh đạo Sở GTVT, Lãnh đạo Công an tỉnh thường xuyên kiểm tra đột xuất, trực tiếp chỉ đạo bắt xe quá tải tại hiện trường; Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND tỉnh đã tổ chức đột xuất các đợt trực tiếp ra đường chỉ đạo bắt xe quá tải, trực tiếp vào đến các nhà máy, mỏ vật liệu, bến cảng để kiểm tra, chỉ đạo xử lý việc xuất nhập hàng hóa trên phương tiện quá tải trọng.  Chính vì vậy hiệu quả kiểm soát tải trọng xe tại Quảng Bình năm 2015 đã giảm sâu và có tính bền vững.

Kiểm soát tiêu cực từ trong ra ngoài

Chia sẻ với pv, ông Cường khẳng định, khó khăn trong việc KSTTX còn rất nhiều, nhưng có thể nói việc cản trở nhất là ý thức hợp tác của một số chủ xe, lái xe đối với kiểm soát tải trọng. Nhiều lái xe, chủ xe đã tìm cách trốn tránh trạm cân, trốn tránh các chốt kiểm soát lưu động của TTGT và CSGT. Khi phát hiện thấy có kiểm soát trên đường thì chủ xe, lái xe thường thông báo cho nhau tìm chổ hạ tải, hoặc dừng đổ lại tại các bãi trống hai bên đường và rời khỏi xe, xem như xe không tham gia hoạt động giao thong. Có nhiều trường hợp xe dừng đổ nhiều ngày để đối phó, gây khó khăn cho lực lượng chức năng.

Ngoài ra vẫn có trường hợp đối phó bằng cách lập hóa đơn xuất hàng ra khỏi cổng Doanh nghiệp ghi trọng lượng hàng hóa bằng trọng lượng cho phép vận tải của xe và kiểm soát trọng lượng thực xuất bằng một hóa đơn chứng từ khác, các trường hợp này đã bị lực lượng chức năng phối hợp xử lý nghiêm khắc.

Công tác kiểm soát tải trọng xe trên đường, tại các Nhà máy, công trường, bến cảng là việc làm khó khăn, không kém phần phức tạp; nếu Thanh tra viên không ý thức được trách nhiệm, công tác quản lý nhân sự, quản lý công việc của Sở GTVT thiếu chặt chẽ, thiếu phương pháp và không liên tục thì có thể nảy sinh hiện tượng tiêu cực của Thanh tra viên trong thực thi công vụ.

Qua việc lắng nghe dư luận và tìm hiểu các lái xe, chủ xe trên địa bàn tỉnh Quảng Bình và phản ánh của người dân qua đường đường dây nóng được công khai trên các tuyến đường, về hiện tượng tiêu cực trong công tác kiểm soát tải trọng xe của Thanh tra giao thông, Sở GTVT Quảng Bình chưa thấy có biểu hiện về vấn đề này. Tuy nhiên quản lý hiện tượng tiêu cực là việc làm thường xuyên, Sở GTVT Quảng Bình đặc biệt lưu ý về vấn đền này.

“Chúng tôi cũng đã xác định hai tháng cuối năm nhu cầu vận tải tăng cao, do các Doanh nghiệp gấp rút hoàn thành kế hoạch đã đề ra trong năm và vận tải phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong dịp tết cổ truyền của dân tộc, vì vậy nếu không được kiểm soát chặt chẽ, tình hình xe quá tải sẽ gia tăng, ông Cường cho hay.

Minh Châu/VTOTO

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP