– Thực trạng này là có và cũng rất đáng buồn. Trong khi có những nơi xây trường tiền tỉ rồi bỏ hoang vì không có người học thì lại có những nơi học sinh 3 tuổi phải ở nhà vì cơ sở vật chất phải dành cho phổ cập mầm non 5 tuổi (như ở Thạch Thất – Hà Nội). Điều đó cho thấy việc quy hoạch trường lớp của chúng ta chưa hợp lý. Việc “thừa” trường lớp một cách “cơ học” có liên quan đến tình hình dân số giảm mạnh ở một số vùng do làm tốt công tác kế hoạch hóa gia đình và do người dân di cư mang con cái đi theo.
Dân số giảm, sĩ số ít, trường không thể đứng độc lập vì không phù hợp với các quy định về biên chế, phải sát nhập trường. Một nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng “thừa” trường lớp là việc kêu gọi “xã hội hóa” không dựa trên quy hoạch. Khi có nguồn vốn đầu tư của các “Mạnh Thường Quân” hay có một tổ chức, cá nhân muốn đứng ra xây dựng trường tư thục, một số địa phương không nghiên cứu và thăm dò số lượng học sinh trên địa bàn một cách hợp lý mà chỉ thấy trước mắt có lợi cho địa phương, suy nghĩ một cách rất ngắn hạn để xây trường rồi…bỏ không.
Việc thiếu học sinh khiến nhiều nơi phải dồn trường, sáp nhập trường để nâng cao chất lượng giáo dục. Điều này đã gây ra những biến động lớn cho đời sống dân cư, đã có những tác động tiêu cực đến học sinh như sự việc ở Hương Khê (Hà Tĩnh), ông nghĩ gì về sự việc trên?
– Thực ra việc quy hoạch lại trường lớp, tập trung đầu tư để nâng cao chất lượng dạy học là một chủ trương đúng, vướng mắc là ở cách thực hiện. Phải nói rằng chúng ta đang có suy nghĩ rất ngắn hạn, một phần cũng do hạn chế của quy định về biên chế hiện nay. Nếu nghĩ một cách dài hạn hơn, trường mình đã xây ra rồi thì cứ để đấy cho học sinh đến học, sửa đổi quy định về biên chế trường lớp một cách linh hoạt để phù hợp với điều kiện từng địa phương.
Không nhất thiết phải quy định một cách cứng nhắc là một trường thì phải có trên 14 hay 16 lớp. Trong trường hợp chưa sửa được quy định về biên chế, ta có thể biến những trường ít học sinh thành một phân hiệu, giữ nguyên phân hiệu ấy ở địa điểm cũ, tạo điều kiện cho học sinh được học gần nhà.
Hiện nay ở các tỉnh miền núi chẳng phải vẫn có rất nhiều phân hiệu, điểm trường với quy mô chỉ vài chục học sinh đó sao? Việc dồn trường đối với chính quyền quá dễ, còn đối với trẻ em là cả một vấn đề. Ở độ tuổi 11 – 12 mà các cháu phải di chuyển hằng ngày trên những quãng đường dài và nhiều nguy hiểm thì thực sự chẳng bố mẹ nào yên tâm được. Chính sách nào thì cũng phải áp dụng linh hoạt, không thể cứng nhắc dồn trường rồi đẩy cái khó cho dân.
Theo ông, có hướng nào để giải quyết khúc mắc trên?
– Phải nói rằng chúng ta đang có suy nghĩ rất ngắn hạn, một phần cũng do hạn chế của quy định về biên chế hiện nay. Nếu nghĩ một cách dài hạn hơn, trường mình đã xây ra rồi thì cứ để đấy cho học sinh đến học, sửa đổi quy định về biên chế trường lớp một cách linh hoạt để phù hợp với điều kiện từng địa phương. Không nhất thiết phải cứng nhắc là một trường thì phải có trên 14 hay 16 lớp mới có thể duy trì được. Ta có thể biến nó thành một phân hiệu, hiện nay ở các tỉnh miền núi chẳng phải vẫn có rất nhiều phân hiệu, điểm trường với quy mô chỉ vài chục học sinh đó sao. Đầu tư cho trường lớn nhiều thì đầu tư cho phân hiệu ít hơn một chút.
Việc dồn trường đối với chính quyền thì quá dễ, còn đối với trẻ em là cả một vấn đề. Ở độ tuổi 11 – 12 mà phải di chuyển hàng ngày trên những quãng đường dài và nhiều nguy hiểm thì thực sự chẳng bố mẹ nào yên tâm được. Chính sách nào thì cũng phải áp dụng linh hoạt, không thể cứng nhắc dồn trường rồi đẩy cái khó cho dân được.
Đằng sau việc dồn trường là cả một vấn đề về việc sử dụng cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên bỗng dưng bị… thừa. Theo ông có giải pháp nào để hạn chế lãng phí?
– Hiện nay nhiều nơi đã sử dụng những trường không dùng đến làm trụ sở công quyền, nhà văn hóa… Nhưng theo tôi, trước khi quyết định chuyển đổi mục đích sử dụng các cơ sở trên, chính quyền địa phương cần cân nhắc, tính toán cẩn thận vì nhiều nơi giảm hoặc tăng dân số cũng rất “cơ học” khó có thể lường trước được. Đó là đối với các trường công lập, còn đối với các cơ sở tư thục thì đây lại là một bài toán hết sức khó khăn.
Về nguyên tắc, nhà đầu tư phải chịu trách nhiệm về quyết định đầu tư của mình, đầu tư sai với dự báo dân số dẫn đến chuyện xây trường lên không có người học thì nhà đầu tư phải chịu thiệt. Nhưng tôi nghĩ, Nhà nước cần đứng ra hỗ trợ cho những trường hợp này. Ví dụ, có thể mua lại những cơ sở trường lớp đó để sử dụng vào việc khác, nếu không thì sau này sẽ không còn ai dám đầu tư vào lĩnh vực giáo dục nữa.
Đối với giáo viên, có thể điều động họ đến những chỗ đang còn thiếu giáo viên, đảm bảo hỗ trợ cho họ nếu gặp khó khăn về quãng đường đi lại hay điều kiện ăn ở sinh họat ở trường mới. Tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn là phải có được tầm nhìn xa trong việc quy hoạch cơ sở vật chất của ngành giáo dục. Nếu quy hoạch trường lớp cứ phải điều chỉnh theo tình hình tăng giảm dân số cơ học thì chỉ khổ cho học sinh.
Xin cảm ơn GS!