Xã hội

Nghệ An: Phản hồi việc giải phóng mặt bằng mở rộng Quốc lộ 48

Liên quan đến việc giải phóng mặt bằng, mở rộng Quốc lộ 48, UBND thị xã Thái Hòa đã gửi một bản công văn khẳng định mọi việc đều minh bạch không như báo chí đã nêu.

Để phục vụ phát triển kinh tế, xã hội, hệ thống giao thông đóng vai trò rất quan trọng. Các dự án giao thông trọng điểm mà Nghệ An đang triển khai cũng đang hướng tới kết nối vùng đồng bằng và miền núi, hình thành các trục kinh tế, hiện thực hóa việc khai phá toàn diện tiềm năng, thế mạnh của tỉnh. Trong quá trình đó, công tác giải phóng mặt bằng để triển khai dự án bao giờ cũng là khâu khó khăn, nan giải và cần sự đồng thuận lớn của nhân dân.

Cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tài trợ cho Việt Nam 24,771 tỷ Yên để thực hiện Dự án giai đoạn II với việc xây dựng 81 cầu yếu trên địa bàn 25 tỉnh, thành phố trên cả nước. Dự án có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc đưa các tuyến đường quốc lộ đi vào vận hành đồng bộ, đúng cấp đường, góp phần phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn rộng lớn của 25 tỉnh, thành phố trên cả nước.

Thửa số 43 tờ bản đồ 65 là 1141,7m2 được ghi là loại đất LNK.

Ngày 30/ 09/ 2015, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ra quyết định số: 3524/QĐ-BGTVT “Về việc bổ sung 24 cầu thay thế các cầu đã tạm dừng hoặc điều chuyển thuộc Dự án tín dụng ngành Giao thông vận tải để cải tạo mạng lưới đường quốc gia lần thứ 2” bổ sung 24 cầu vào Dự án Tín dụng ngành GTVT Trên 12 quốc lộ thuộc địa phận của 14 tỉnh, thành phố.

– Thời gian thực hiện trong năm 2015, 2016.

– Mục tiêu: Cải tạo mạng lưới đường bộ quốc gia, tăng cường năng lực giao thông và nâng cao an toàn thông qua việc thay thế các cầu đã bị hư hỏng; tạo điều kiện kết nối với các khu công nghiệp, khu kinh tế, kết nối khu vực, kết nối với các nước trong khối ASEAN và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội ở khu vực thành thị và nông thôn. Chủ đầu tư là Bộ Giao thông vận tải và đơn vị Quản lý dự án là Ban Quản lý dự án 6.

Ngày 28/6/2016, Bộ Giao thông vận tải ra Quyết định số 2013/QĐ-BGTVT “Về việc phê duyệt thiết kế kỹ thuật các cầu Khe Sơn (Km 21+500 – QL48), Làng Mẹ (Km 24+477 – QL48) và Kẻ Nậm (Km 72+216 – QL48), tỉnh Nghệ An thuộc Dự án Tín dụng ngành Giao thông vận tải để cải tạo mạng lưới đường Quốc gia lần thứ 2”.

Vị trí xây dựng:

1 – Cầu Khe Sơn được xây thêm một đơn nguyên mới cạnh đơn nguyên cũ về phía hạ lưu.

2 – Cầu Làng Mẹ được xây thêm một đơn nguyên mới cạnh đơn nguyên cũ 1,0m về phía hạ lưu.

3- Cầu Kẻ được xây mới trùng vị trí cầu cũ.

Cầu Khe Sơn: Điểm đầu công trình vuốt nối vào đường hiện hữu tại lý trình Km 21+369,16 – QL48; Điểm cuối công trình vuốt nối vào đường hiện hữu tại lý trình Km 21+636,07 – QL 48; Tổng chiều dài tuyến chính dự án L = 268,91m, trong đó chiều dài phần cầu L cầu = 13,05m.

Cầu Làng Mẹ: Điểm đầu công trình vuốt nối vào đường hiện hữu tại lý trình Km 24+260,02 – QL48; Điểm cuối công trình vuốt nối vào đường hiện hữu tại lý trình Km 24+622,67 – QL 48; Tổng chiều dài tuyến chính dự án L=362,65m, trong đó chiều dài phần cầu Lcầu=21,10m.

Tên gói thầu: B3- 40 Xây dựng 03 cầu: Khe Son, Làng Mẹ, Kẻ Nậm trên QL48 tỉnh Nghệ An (bao gồm TKBVTC và đảm bảo giao thông) Thời gian phát hành: 08:00 – 24/09/2016. Thời gian đóng thầu: 09:00 – 14/10/2016. Đơn vị mời thầu là Ban Quản lý dự án 6, Ô D20 đường Tôn Thất Thuyết, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội.

Ngày 21/12/2016, UBND thị xã Thái Hòa ra Quyết định số 2583/QĐ – UBND V/v phê duyệt phương án chi tiết bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và giải phóng mặt bằng thực hiện hạng mục: nâng cấp, cải tạo cầu Làng Mẹ, cầu Khe Son thuộc dự án tín dụng ngành GTVT để cải tạo mạng lưới đường Quốc gia lần thứ 2 (đoạn cầu Làng Mẹ, xã Nghĩa Thuận – xã Đông Hiếu).

Phê duyệt phương án chi tiết bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho các hộ gia đình cá nhân bị ảnh hưởng do thực hiện hạng mục: nâng cấp, cải tạo cầu Làng Mẹ, cầu Khe Son thuộc Dự án tín dụng ngành GTVT để cải tạo mạng lưới đường Quốc gia lần thứ 2 (đoạn cầu Làng Mẹ, xã Nghĩa Thuận) với các nội dung:

Về đất đai và đối tượng bị ảnh hưởng có tổng diện tích bị ảnh hưởng bởi dự án 1.177,1 m2. Trong đó: Đất vườn liền kề đất ở 137,6 m2; Đất sản xuất nông nghiệp 433,3 m2; Đất hành lang giao thông 606,2 m2. Tổng số hộ gia đình, cá nhân bị ảnh hưởng 15 hộ. Tổng số thửa bị ảnh hưởng 18 thửa.

Tổng kinh phí thực hiện 685.301.299 đồng, trong đó: Tổng kinh phí thực hiện bồi thường, hỗ trợ 655.622.799 đồng. Bao gồm: Giá trị bồi thường đất vườn 7.199.100 đồng; Giá trị bồi thường đất sản xuất nông nghiệp 25.819.600 đồng; Hỗ trợ đất vườn liền kề đất ở 108.130.450 đồng; Hỗ trợ chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm 51.639.200 đồng; Hỗ trợ ổn định đời sống sản xuất 4.620.000 đồng; Tài sản trên đất 468.214.499 đồng và Kinh phí hoạt động Hội đồng 13.312.500 đồng; Kinh phí trích đo 6.366.000 đồng.

Nguồn kinh phí bồi thường, hỗ trợ và kinh phí hoạt động Hội đồng là nguồn kinh phí thực hiện được lấy từ nguồn kinh phí thực hiện Dự án Tín dụng ngành GTVT để cải tạo mạng lưới đường quốc gia lần thứ 2.

Kèm theo tại bảng 01 nguồn gốc và quá trình sử dụng đất của các hộ gia đình cá nhân bị ảnh hưởng trong đó ở số thứ tự 15 của ông Phạm Xuân Thành với thửa đất số 43, tờ bản đồ số 65 diện tích 1.194,4m2 loại đất BHK được ghi “Thửa đất được gia đình ông Phạm Xuân Thành khai hoang sử dụng vào mục đích đất nông nghiệp từ năm 1989 đến nay”. Vậy Hội đồng BGPMB có lập hồ sơ những kiểm đếm đất và hoa màu của những hộ bị ảnh hưởng không? Có công khai và chứng kiến việc kiểm đếm, đo đạc hay không? Những kinh phí trên được công khai tại đâu?

Chiều ngày 28/3/2017, tại UBND thị xã Thái Hòa có ông Hoàng Nghĩa Thái – Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường, ông Lê Trung Dũng – chuyên viên quản lý giải phóng mặt bằng, ông Phạm Tiến Dũng – chuyên viên phòng TN&MT, ông Trần Thanh Hải – Ban QLDA GPMB đã có buổi làm việc với phóng viên, tại đây phóng viên được biết UBND đã gửi một bản công văn số 209/UBND – GPMB ngày 27/3/2017, nội dung nêu: “Đây không phải là buổi cưỡng chế giải phóng mặt bằng mà là đợt giải tỏa hành lang giao thông của UBND thị xã Thái Hòa…

Tuy nhiên, đối với đoạn qua xóm Đông Phú, xã Đông Hiếu, UBND thị xã phối hợp, lồng ghép giữa công tác giải tỏa hành lang với việc thực hiện hạng mục: nâng cấp, cải tạo cầu Làng Mẹ, UBND thị xã đã chỉ đạo Hội đồng bồi thường, giải phóng mặt bằng thị xã lập phương án bồi thường, hỗ trợ cho các tài sản trên đất trong phạm vi hành lang giao thông,theo phương án được UBND thị xã phê duyệt tại Quyết định số 2583/QĐ.UBND ngày 21/12/2016 thì bụi tre do gia đình ông Thành, bà Thơ đã được bồi thường với số tiền là 2 triệu đồng”.

Vậy theo công văn số 209/UBND – GPMB ngày 27/3/2017 giải thích Qua kiểm tra cho thấy vị trí Bụi tre nằm trong phạm vi từ 11m đến 14,5m tính từ tim đường Quốc lộ 48 và thuộc thửa 48 tờ bản đồ 65 loại đất SON – Vậy ông Phạm Xuân Thành đã được bồi thường số tiền 2 triệu đồng từ thửa đất không phải của mình? Trong khi đó ông Thành khẳng định chưa hề ký, nhận một đồng tiền nào từ Hội đồng GPMB!?

Khi phóng viên yêu cầu xem tờ bản đồ 65 có thửa 48 thì được xem một bản đồ in vẽ có diện tích đất khu vực hộ ông Phạm Xuân Thành và có hình vẽ được giải thích đó là con đường nhưng bản đồ không đóng dấu và ghi rõ in từ thời điểm nào?

Theo công văn số 209/UBND – GPMB ngày 27/3/2017 giải thích thửa đất số 43 tờ bản đồ số 65 là loại đất BHK nguồn gốc trước năm 1989 là một phần của thửa đất số 04 tờ bản đồ 21 (bản đồ đo năm 1987 của nông trường) diện tích 15.768.0m2 lại đất (Hoang) của Đội Đông Phú thuộc Nông trường Đông Hiếu quản lý.

Vào năm 1989 ông Thành được Nông trường giao thửa đất số 42 liền kề để làm nhà ở, làm vườn, quá trình sử dụng nhà ở ông Thành đã cải tạo một phần thửa đất số 04 tờ bản đồ 21 nêu trên, lấn chiếm đường vào xóm để chăn trâu bò, và san lấp mặt bằng một phần chân mái Khe Làng Mẹ để sản xuất nông nghiệp.

Tuy nhiên đối chiếu theo số liệu của Sở TN&MT tỉnh Nghệ An thì thửa đất trên có diện tích là 1141,7m2 được ghi là loại đất LNK (Đất trồng cây lâu năm khác) vậy có hay không bản đồ tại phòng TN&MT và BGPMB thị xã Thái Hòa khác với bản đồ tại Sở TN&MT tỉnh Nghệ An?

Khi phóng viên xin sao lưu nhưng hồ sơ tại buổi làm việc để đối chiếu nhưng văn bản mà PV đang có thì được từ chối cung cấp? Công văn số 209/UBND – GPMB ngày 27/3/2017 đã viết “được thực hiện một cách công khai, minh bạch và không có gì khuất tất như báo phản ánh”.

Vậy mà khi báo chí đề nghị cung cấp lại từ chối và khẳng định, Báo chưa liên hệ với cơ quan Nhà nước nào và chưa liên hệ, kiểm tra đối chiếu các ý kiến của các hộ gia đình vậy những đơn kiến nghị, khiếu nại những hộ dân tại xóm 5B,7A… xã Nghĩa Thuận và Đông Hiếu, những tài liệu mà báo có được để phản ánh là tài liệu nhiều nguồn với những văn bản đủ pháp lý không vội vàng quy chụp như công văn đã nêu?

Thiết nghĩ: Để vận động nhân dân thực hiện tốt với các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về giải tỏa hành lang an toàn giao thông, bồi thường giải phóng mặt bằng tạo sự đồng thuận trong quá trình triển khai các dự án thì chính Hội đồng GPMB và các cấp chính quyền sở tại phải thực hiện đầy đủ đúng trình tự và rõ ràng.

Với những người làm báo cũng mong nhân dân đồng tình ủng hộ để Dự án những cây cầu mở rộng được hoàn thành và dự án hoàn thành sớm ngày nào thì giao thông càng thuận lợi cho phát triển kinh tế của tỉnh, các địa phương sẽ càng có cơ hội phát triển. Tất cả vì một Nghệ An phát triển.

Tuy nhiên trong công tác GPMB có những nội dung chưa phù hợp khiến nhân dân phản ánh và báo chí đã vào cuộc tìm hiểu để thông tin tới bạn đọc, khi đăng bài thì đều có căn cứ và cơ sở, nhưng phía UBND lại phản hồi công văn tới các cơ quan quản lý Nhà nước về báo chí và cơ quan báo chí nhưng thiếu căn cứ về phóng viên thì là điều cần phải được xác minh, làm rõ từ cả hệ thống chính trị.

Nhóm PVĐT/KD&PL

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP