Chỉ tiêu tuyển sinh và khả năng trúng tuyển
Năm 2019, chỉ tiêu tuyển sinh dự kiến ngành Kinh tế phát triển của Học viện Chính sách & Phát triển dự kiến như sau:
|
Hiện nay đang trong thời gian điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển vào các trường đại học, các em thí sinh có thể cân nhắc điều chỉnh nguyện vọng của mình để đảm bảo cơ hội trúng tuyển vào trường và ngành học mong muốn.
Tùy mức điểm đạt được, các em sắp xếp thứ tự nguyện vọng mình yêu thích theo tiêu chí trường, ngành từ có điểm dự kiến trúng tuyển cao xuống trường, cùng ngành với điểm trúng tuyển dự báo thấp hơn là một lựa chọn hợp lý.
Ngành Kinh tế, quản lý là một khối ngành đào tạo truyền thống của các trường Đại học cả ở Việt Nam và trên thế giới. Ở nhiều trường đại học ở Việt Nam, ngành Kinh tế và Kinh tế phát triển là hai khối ngành đào tạo được nhiều sinh viên lựa chọn học với các lý do sau:
Về Kiến thức nền tảng: Chương trình đào tạo cử nhân Kinh tế phát triển và kinh tế chú trọng trang bị kiến thức nền tảng về kinh tế, kinh tế phát triển, với việc cung cấp kiến thức cơ bản về hoạt động kinh tế, doanh nghiệp và thị trường.
Kiến thức chuyên sâu về đánh giá, phân tích kinh tế, phân tích hoạt động kinh doanh, phân tích và đánh giá dự án đầu tư, xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh doanh được trang bị.
Kỹ năng làm việc như ứng dụng các phần mềm máy tính phân tích thống kê, phân tích kinh tế, tài chính, hoạch định kế hoạch phân phối sản phẩm dịch vụ, marketing, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, và phát triển bền vững.
Về kỹ năng: các đại học nhấn mạnh trang bị kỹ năng làm việc như phân tích kinh tế vĩ mô, phân tích kinh doanh, phân tích tài chính, kết hợp với kỹ năng làm việc khác như sử dụng các phần mềm máy tính phân tích dữ liệu thống kê, kỹ năng thuyết trình, ngoại ngữ, tin học chuẩn quốc tế.
Chuẩn đầu ra: Cử nhân Kinh tế phát triển, Kinh tế thường được yêu cầu bắt buộc rèn luyện và có chứng chỉ tin học quốc tế (IC3-chứng chỉ tin học văn phòng do Microsoft cấp), chứng chỉ tiếng Anh quốc tế (TOEIC tối thiểu 450 điểm và tương đương).
Cơ hội việc làm
Sinh viên tốt nghiệp ngành Kinh tế phát triển và kinh tế có lĩnh vực làm việc rất rộng nhờ vào kiến thức và kỹ năng ở trên. Họ thích ứng tốt với yêu cầu việc làm ở cả khu vực nhà nước và doanh nghiệp. Cụ thể:
- Làm việc tại Các doanh nghiệp có vốn đầu tư trong và ngoài nước: phòng Kế hoạch, phòng kinh doanh, ban dự án, phòng nhân sự, phòng marketing, bộ phận phân phối- logistics,…
- Làm việc cho Các tổ chức tài chính; bộ phận tín dụng; bộ phận nguồn vốn, phát triển sản phẩm; bộ phận quản lý chất lượng, phân tích tài chính; bộ phận dịch vụ khách hàng; bộ phận truyền thông; Các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế-xã hội từ trung ương đến địa phương: các Sở ban ngành, các Vụ, Viện.
- Làm việc cho Các tổ chức quốc tế và các tổ chức phi chính phủ về phát triển: bộ phận điều phối chương trình, dự án phát triển; bộ phận nghiên cứu, xây dựng, triển khai các dự án phát triển của quốc tế ở Việt Nam; Tự khởi nghiệp, triển khai các ý tưởng khởi nghiệp như mong muốn.
Việc làm của sinh viên đã tốt nghiệp
Thống kê của một số trường đại học có đào tạo ngành kinh tế và kinh tế phát triển cho thấy, trên 96% sinh viên tốt nghiệp có việc làm ổn định trong vòng 6 tháng kể từ khi tốt nghiệp và khoảng 40% sinh viên làm việc đúng chuyên ngành đào tạo.
Tác giả: Trung Lê
Nguồn tin: Báo Dân trí