Phóng sự - Ký sự

Lâm tặc “đại phẫu” rừng bảo tồn Hồ Kẽ Gỗ: Giáp mặt lâm tặc!

Lần theo những con đường còn nguyên dấu chân trâu kéo gỗ, hướng về cánh rừng văng vẳng tiếng cưa máy gầm rú liên hồi, nhóm PV Dân trí đã giáp mặt với nhiều lâm tặc đang hăng hái “xẻ thịt” rừng thượng nguồn KBTTN Kẻ Gỗ.

Cận cảnh lâm tặc triệt hạ rừng
Chứng kiến những gốc cây quý hiếm ở KBTTN Kẻ Gỗ (Hà Tĩnh) bị đốn hạ không thương tiếc, nhóm PV đặt quyết tâm bằng mọi giá phải giáp mặt với lâm tặc. Nhóm người dẫn đường cảnh giác dặn: “Các anh phải hết sức cẩn thận, vì người lạ mặt không dễ lọt vào đây”.
Chúng tôi giấu kín máy ảnh vào túi đồ, cải trang thành nhóm người đi tìm cây riềng rú, bắt đầu hướng về khu rừng có tiếng cưa máy đang hoạt động. Phương tiện ghi hình duy nhất lúc này là chiếc điện thoại cầm tay.
Hơn nửa tiếng cuốc bộ theo các đường mòn, đã ở rất gần với lâm tặc, thế nhưng việc xác định đúng vị trí lâm tặc đang đốn hạ cây là cả một vất đề. Có quá nhiều lối đi, nếu không có kinh nghiệm sẽ không thể giáp mặt được với lâm tặc.
Một đường kéo gỗ mới được lâm tặc mở tại khu vực rừng Trốc Trộp.
Một đường kéo gỗ mới được lâm tặc mở tại khu vực rừng Trốc Trộp.
Theo một lối nhỏ, chúng tôi luồn qua thêm một con chạch ngoằn nghoèo, ẩm ướt. Thấp thoáng trước bụi cây rậm là nhóm lâm tặc có đến mấy người đang chuẩn bị triệt hạ một cây gỗ. Nhóm chúng tôi tiến tới, đối mặt với nhóm lâm tặc. Khác với nỗi lo trước đó, những kẻ đang trực tiếp “rút máu” rừng rất kiệm lợi, chúng chỉ lăm lăm hạ cây.
Chiếc máy cưa mà nhóm lâm tặc dùng để triệt phá rừng
Chiếc máy cưa mà nhóm lâm tặc dùng để triệt phá rừng
Giữa núi rừng sâu thẳm, tiếng máy cưa cứ gầm rú liên hồi. Lâm tặc lia mũi cưa vào sâu thân gỗ, mụn cưa bắn tung tóe. Chỉ trong tích tắc thân cây to lớn đổ rầm xuống, cả một vạt rừng gồm nhiều cây non cũng đổ rạp theo, chim rừng bay nháo nhác.
Sau đó bọn chúng nhanh tay lia lưỡi cưa xẻ cây thành phách, bê để vận chuyển ra khỏi rừng.
Lâm tặc đang chỉnh sửa lại cưa xăng tại hiện trường một gốc cây lớn vừa bị đốn hạ
Lâm tặc đang chỉnh sửa lại cưa xăng tại hiện trường một gốc cây lớn vừa bị đốn hạ

Ngày hạ cây, đêm tuồn gỗ về xuôi

Gốc cây trín vừa bị lâm tặc đốn hạ ở điểm Bù Sọt
Gốc cây trín vừa bị lâm tặc đốn hạ ở điểm Bù Sọt
Thời điểm lâm tặc xuống tay lia máy cưa thường bắt đầu từ 17h cho tới giữa đêm, bởi đây là lúc vắng bóng lực lượng tuần tra, bảo vệ rừng.
Để thuận tiện cho công cuộc triệt hạ những cánh rừng quý hiếm ở khu bảo tồn này, lâm tặc thường tổ chức các chuyến đi tiền trạm để đánh dấu, xác định vị trí cây, cung cách vận chuyển gỗ ra ngoài sau khi đốn hạ. Lâm tặc cũng cho lập lán trại có đủ nhu yếu phẩm đủ phục vụ cho mỗi đợt cưa xẻ gỗ.
Gỗ sau khi được cưa xẻ thành phách, bê theo đơn đặt hàng, sẽ được trâu kéo qua các đường mòn trong rừng, hoặc lợi dụng suối để vận chuyển về xuôi.

Gốc cây trín vừa bị lâm tặc đốn hạ ở điểm Bù Sọt

Một bãi gỗ vừa được lâm tặc dùng trâu tập kết ở bìa rừng xã Kỳ Thượng chờ vận chuyển ra ngoài

Thời diểm nhóm PV đột nhập vào khu vực rừng Bù Sọt, một con suối nhỏ nằm cách đội 6, trạm bảo vệ rừng số 3 của KBTTN Kẻ Gỗ khoảng 3km đang bị lâm tặc chặn dòng, chuẩn bị phục vụ đợt vận chuyển gỗ về xuôi sông Rào Trổ. Theo anh H., người dẫn đường, nhiều năm nay sông Rào Trổ trở thành một huyết mạch lâm tặc sử dụng để kéo gỗ ra khỏi địa bàn xã Kỳ Thượng. Vào lúc cao điểm, mỗi đêm có nhiều bè, mỗi bè lên đến hàng chục bê gỗ từ Khu BTTN Kẻ Gỗ được kéo qua con sông này.

UBND tỉnh Hà Tĩnh chỉ đạo kiểm tra, xử lýNgay sau khi báo đăng tải bài viết đầu tiên về loạt phóng sự “Kinh hoàng lâm tặc “đại phẫu” rừng thuộc KBTTN Kẻ Gỗ, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã khẩn trương vào cuộc. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh ông Lê Đình Sơn đã trực tiếp chỉ đạo Giám đốc Sở NN&PTNT, Chi cục Trưởng Chi cục kiểm lâm tỉnh, Giám đốc BTTN Kẻ Gỗ phải kiểm tra ngay hiện trường rừng bị tàn phá, sớm có báo gửi UBND tỉnh.

Thực hiện chỉ đạo nêu trên, sáng nay 24/4, một đoàn công tác của Kiểm lâm tỉnh Hà Tĩnh do ông Hoàng Quốc Huấn – Chi cục phó Chi cục kiểm lâm tỉnh dẫn đầu cùng lãnh đạo Khu BTTN Kẻ Gỗ đã vào xã Kỳ Thượng, huyện Kỳ Anh. Đoàn sẽ có mặt tại hiện trường rừng bị lâm tặc triệt hạ đo đếm số lượng cây bị triệt hạ, đồng thời triển khai ngay các biện pháp truy đuổi, ngăn chặn lâm tặc.

Trước đó, vào chiều qua 23/4, lãnh đạo Khu BTTN Kẻ Gỗ đã huy động nhiều cán bộ quản lý, bảo vệ rừng vào hiện trường rừng bị lâm tặc triệt hạ.

(Còn nữa)

 Văn Dũng – Huy Thái – Minh Đức

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP