Không có bố khi em chưa kịp bước vào lớp 1, cuộc sống thiếu vắng người cha đã làm cho mẹ con em mười mấy năm qua khổ sở và buồn tủi vô cùng khi mẹ em không có việc làm ổn định, việc nuôi em ăn học và trang trải cuộc sống 2 mẹ con chủ yếu nhờ vào mấy sào ruộng thuê, mượn của hàng xóm, đã thế bao nhiêu năm mẹ lại bệnh tật liên miên. Thế rồi cuộc sống lại quá trở trêu với em, khi em đang vào những năm cuối cùng của bậc học phổ thông thì một cơn bạo bệnh đã cướp đi người mẹ hiền yêu quý của em, bỏ lại em một mình đơn độc trong ngôi nhà nhỏ giữa một khoảng không gian hiu quạnh và buồn thê thảm. Gọi là nhà nhưng đâu phải là nhà cho đúng nghĩa vì nhà của em đã quá xiêu vẹo và dột nát.
Em là Nguyễn Thị Thanh Phượng, sinh năm: 1996, học sinh lớp 12 trường THPT Gia Phố. Thường trú tại xóm 2, xã Phú Phong, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh.
Gặp em trong một buổi chiều mưa tại căn nhà nơi em đang sống và học tập, chứng kiến hoàn cảnh éo le của em và không gian nơi em ở (gần nghĩa trang liệt sỹ của huyện và cách xa đường cái, xung quanh không có nhà cửa, chỉ toàn cây cối) càng làm cho chúng tôi thấy sự đơn độc, éo le của số phận một nữ sinh, càng làm cho con người em quá nhỏ bé giữa thiên nhiên bao la. Bước vào bên trong ngôi nhà chỉ duy nhất có một cái giường, một cái bàn nhựa và một cái bàn thờ tềnh toàng hương tàn, khói lạnh. Các bức tường được gia cố bằng những tấm ván đã mục nát, gió lùa vào tứ phía; trần nhà được ghép lại bởi các tấm cát tông đã rách tả tơi tưởng chừng như muốn đổ xuống; khu bếp đã bị sập xuống gần như hoàn toàn.
Gặp em trong một buổi chiều mưa tại căn nhà nơi em đang sống và học tập, chứng kiến hoàn cảnh éo le của em và không gian nơi em ở (gần nghĩa trang liệt sỹ của huyện và cách xa đường cái, xung quanh không có nhà cửa, chỉ toàn cây cối) càng làm cho chúng tôi thấy sự đơn độc, éo le của số phận một nữ sinh, càng làm cho con người em quá nhỏ bé giữa thiên nhiên bao la. Bước vào bên trong ngôi nhà chỉ duy nhất có một cái giường, một cái bàn nhựa và một cái bàn thờ tềnh toàng hương tàn, khói lạnh. Các bức tường được gia cố bằng những tấm ván đã mục nát, gió lùa vào tứ phía; trần nhà được ghép lại bởi các tấm cát tông đã rách tả tơi tưởng chừng như muốn đổ xuống; khu bếp đã bị sập xuống gần như hoàn toàn.
Gian bếp nhà Phượng gần như muốn sụp đỏ xuống
Bao nhiêu câu hỏi tại sao và thế nào cứ hiện về trong tâm trí chúng tôi, cũng từng là con, nay được làm mẹ chúng tôi thấu hiểu tình cảm gia đình có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi con người chúng ta. Sinh ra ai cũng mong muốn có mẹ có cha, có một mái ấm gia đình nhưng lúc này đây cô học trò nhỏ miền sơn cước này chỉ một mình cô quạnh trong căn nhà rách nát, xiêu vẹo. Số phận quá rất nghiệt ngã với em, khi ở độ tuổi này các bạn cùng trang lứa đang được bao bọc, chở che trong vòng tay yêu thương của cha mẹ. Vậy mà Phượng lại phải tự lo cho cuộc sống của mình, khi cả cha và mẹ đều đã qua đời. Chỉ còn ít tháng nữa thôi là đến ngày mãn tang mẹ, nhưng Phương chưa biết làm thế nào để có thể có tiền để làm 1 mâm cơm cúng cho mẹ theo phong tục của địa phương? Chúng tôi không thể nào cầm nổi nước mắt khi chứng kiến hoàn cảnh quá thương tâm của em Phượng và bao nhiêu điều ước tốt đẹp nhất đều muốn giành cho em, mong sao cho em khỏe mạnh, học giỏi và đặc biệt có một tấm lòng nhân ái nào đó giang rộng vòng tay nhận đỡ đầu cho em để em có một tương lai tươi sáng hơn khi bên em không còn chỗ dựa, hay nhà hảo tâm nào đó giúp em sửa sang lại ngôi nhà để em bớt cô đơn, lạnh lẽo, nhất là trong những ngày mưa lạnh như thế này, để tình người luôn được đề cao và đem lại nghị lực sống cho những số phận như em, giúp em vượt qua khó khăn, vươn lên hòa nhập với cộng đồng.
Chia sẻ với chúng tôi về hoàn cảnh của mình trong nghẹn ngào nước mắt, Phượng cho biết thêm, cuộc sống em đã khổ thế nhưng cậu và dì của em đều là nông dân nghèo khổ, không thể dựa dẫm vào được, em phải tranh thủ những hôm nghỉ học đi làm thuê đủ nghề để tồn tại và mưu sinh, nhưng mỗi tháng em chỉ kiếm được khoảng 300 – 400.000 đồng, chừng ấy tiền chi tiêu trong 1 tháng đủ để chúng ta thấy rằng bữa ăn hàng ngày của em cơm chưa chắc đã đủ ăn chứ đừng nói gì đến việc có thức ăn. Cuộc sống khổ cực cả về vật chất lẫn tinh thần và lo lắng học tập, mưu sinh đã làm cho em già hơn các bạn cùng trang lứa, thân hình nhỏ bé, gầy guộc, khuôn mặt xanh xao và đôi mắt thâm quầng.
Những nghiệt ngã của cuộc sống không làm em gục ngã, Phượng rất giàu nghị lực, ngoan hiền và chịu thương, chịu khó. Cuộc sống vất vả là thế nhưng chưa bao giờ em từ bỏ ước mơ được đến trường và không ngừng nổ lực học tập, nên năm nào em cũng được nhà trường tặng danh hiệu học sinh tiên tiến và Phượng vẫn quyết tâm thi đậu vào ngành Luật trường Đại học Vinh. Em tâm sự: “Chỉ có con đường học tập mới có thể mở ra cho em một tương lai tươi sáng hơn. Dù khó khăn thế nào em cũng cố gắng hết sức để vượt qua”.
Chia tay em ra về mà trong lòng chúng tôi nặng trĩu vì thương xót cho số phận cô học trò nghèo mồ côi cha mẹ nhưng giàu nghị lực, trong tận cùng của sự cực khổ cô học trò nhỏ vẫn nuôi giấc mơ được trở thành nữ sinh của trường Đại học. Song thiết nghĩ dẫu em giàu nghị lực nhưng nếu như không có sự đồng hành, sẻ chia của những tấm lòng hảo tâm, nhân ái thì con đường phía trước của em còn quá chông gai và nhiều thử thách liệu cô nữ sinh bé nhỏ kia có đủ sức vượt qua không?
Những nghiệt ngã của cuộc sống không làm em gục ngã, Phượng rất giàu nghị lực, ngoan hiền và chịu thương, chịu khó. Cuộc sống vất vả là thế nhưng chưa bao giờ em từ bỏ ước mơ được đến trường và không ngừng nổ lực học tập, nên năm nào em cũng được nhà trường tặng danh hiệu học sinh tiên tiến và Phượng vẫn quyết tâm thi đậu vào ngành Luật trường Đại học Vinh. Em tâm sự: “Chỉ có con đường học tập mới có thể mở ra cho em một tương lai tươi sáng hơn. Dù khó khăn thế nào em cũng cố gắng hết sức để vượt qua”.
Chia tay em ra về mà trong lòng chúng tôi nặng trĩu vì thương xót cho số phận cô học trò nghèo mồ côi cha mẹ nhưng giàu nghị lực, trong tận cùng của sự cực khổ cô học trò nhỏ vẫn nuôi giấc mơ được trở thành nữ sinh của trường Đại học. Song thiết nghĩ dẫu em giàu nghị lực nhưng nếu như không có sự đồng hành, sẻ chia của những tấm lòng hảo tâm, nhân ái thì con đường phía trước của em còn quá chông gai và nhiều thử thách liệu cô nữ sinh bé nhỏ kia có đủ sức vượt qua không?
Nhung Tuyết – Hội Chữ thập đỏ Hương Khê