Đền thờ Lưỡng Quốc Thám Hoa tại Hà Tĩnh (ảnh minh họa)
Lưỡng quốc bị đầu độc
Phan Kính sinh năm ẤT Mùi ( 6/12/1715) tại thôn Vĩnh Gia, xã Lai Thạch, huyện La Sơn, trấn Nghệ An (nay là xã Song Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh). Lên 3 – 4 tuổi, Phan Kính đã thuộc nhiều ca dao, tục ngữ, phân biệt được nhiều loại cây cỏ, chim muông trong vườn. Lên 6 tuổi, Phan Kính thông minh, nhanh nhen, được cha cho học chữ, chẳng bao lâu đã thuộc lòng và chép ám tả được cả quyển “Thiên Gia Thi” không sai sót. Gia đình Ph kính nghèo, phải chật vật lắm mới cho Phan Kinh đi học được. Lên 7- 8 tuổi, Phan kính đã tập làm thơ phú.
Năm Quý Hợi (1743) Phan Kính trở lại Thăng Long và nung nấu một quyết tâm: “quyết chí thành đạt, không thành đạt không trỏ về nữa”. Năm đó, Vua Lê Cải Hưng đích thân ra đề thi chế sách gồm 10 mục, 100 câu hỏi. Tối ấy, trên sân rồng đèn đuốc sáng trưng, Vua Cảnh Hưng chủ trì cùng cá quan phụng khảo bắt tay ngay vào công việc kiểm bài. Quyển thi của Phan Kính được Nhà Vua dùng bút son ngự phê. “Cho đỗ ngự giáp tiến sĩ cập đệ tam danh” (tức đỗ đầu khoa thi với danh vị Thám hoa- vì nhà vua yêu cầu không lấy Trạng Nguyên, Bảng Nhãn).
Từ năm 1744, Phan Kính đảm nhiệm nhiều chức vụ: Giám sinh ở Quốc tử Giám, Đốc đồng trấn Sơn Tây, Đốc xứ Thanh Hóa, Thư dốc thị Nghệ An, Đốc đồng xứ Tuyên Quang, Kinh lược sứ, Tham mưu nhung vũ. Trong những năm 1758-1761, với cương vị Đốc đồng xứ Tuyên Quang kiêm Tham mưu nhung vũ đạo Hưng Hóa, đồng thời lại Phái bộ Vua Lê, đem quân lên trấn giữ vùng biên giới phía Bắc, ông đã nhiều lần thương thuyết với quan chứ nhà Thanh, dựng lại cột mốc biên giớ, tiễu trờ bọn thổ phỉ, đảm bảo an toàn cho nhân dân 2 nước và thiết lập mối quan hệ hữu bảo giữa 2 quốc gia. Vua Càn Long nhà gia phong cho ông là “Lưỡng quốc đình nguyên Thám hoa”, ban tặng ông một cái áo cẩm bào vương triều, một bức trướng có ghi dong chữ: ‘Thiên triều đặc tứ, Bắc Đẩu dị nam, nhất nhân nhi dĩ” (thiên triều đặc cách, phía nam Bắc Đẩu, chỉ một người thôi).
Theo các tùy tùng của cụ Thám và được gia tộc họ Phan lưu truyền thì Phan Kính sau khi đã cùng phía nhà Thanh hoàn thành thắng lợi việc giệt giặc cỏ, xác định đường biên giới, phía nhà Thanh đã tổ chức liên hoan mừng thắng lợi, vì muốn xâm lược Đại Việt nên quân Thanh đã đầu độc cụ Thám (năm 1761) lúc người 41 tuổi khi tài hoa đang nở rộ. Phía nhà Thanh đã cho đóng 18 quan tài bằng gỗ dâu giống nhau để đam về Thăng Long. Nhà Lê cho tiến hành nghi lễ viếng xong đem cả 18 quan tài đó về an táng trên khoảnh đất bằng và rộng 1.800m tại quê nhà nhưng không ai biết quan tài nào có thi hài cụ Thám.
Vua Lê Hiển Tông và Minh đô Vương Trịnh Doanh thướng tiếc tự tay đề bức tường phúng viếng: “Lưỡng đô văn hữu vũ, vạn lý hiển vy di”( Hai đường kiên văn võ, vạn dặ hiểm lại bình). Năm Cảnh Hưng thứ sắc cho ông là “Thành Hoàng”, hiệu” Anh NGhị Đại Vương:. Để ghi nhận tài năng cống hiến và đức độ của danh nhân Phan Kính, ngày 23/6/1992 Bộ văn hóa Thông tin đã ra quyết định 776 công nhận Di tích lịch sử văn hóa đền thờ Phan Kính tại xã Song Lộc – Can Lộc.
Giếng nước đổi màu là có người mất
Ông Phan Bình, Chủ tịch Hội đồng Phan tộc Việt Nam
Hiện đền thờ Phan Kính do gia tộc họ Phan quản lý. Ông Phan Bình, Chủ tịch Hội đồng Phan tộc Việt Nam cho biết: “Vương Phan Kính được xây dựng theo kiến trúc thời Lê. Tại thông Vĩnh Gia, trước đây nguy ngà và trang nghiêm. Nhưng do thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước(1967-1968), giặc Mỹ đá đền phá ác liệt nên chính quyền địa phương cho dỡ đền để tránh máy bay địch thả bom. Hiện tại, đền còn lại dấu tích là hai con voi đá to quý đầu đối xứng, vì thế người dân gọi là đền Voi Phục. Đằng trước đền là một hồ bán nguyệt, nước trong suốt và ngọt nên dân làng thướng múc nước về tế lễ và dùng làm sinh hoạt nên gọi là giếng đền. Theo nhiều người dân địa phương và một số sách của làng Việt lại thì đền cụ Thám rất thiêng, tình nhà đang có dự án tôn tạo lại di tích lịch sử văn hóa đền thờ Phan Kính và sắp được triển khai”.
Dân làng Vĩnh Gia vẫn truyền nhau rằng: “Đền cụ Thám đổi màu nước, nhìn vào màu nước sẽ hiểu được chuyện gì đâu buồn xảy ra. Mỗi lần nước giếng ở phía Năm đổi màu đục ngầu, thì mấy hôm sau có người dân sống phía đó từ trần, hoặc nếu nửa riếng ở phía Bắc đục thì sau đó có người dân phía Bắc chết. Vì thế nhân dân trong vùng cho rằng “đền cụ Thám rất linh thiêng”, chẳng ai bảo ai, khi đi qua đền đều tự bỏ mũ nón xuống để tỏ lòng tôn kính và biết ơn cụ Thám.
Ngoài ra, theo người dân địa phương, kỳ lạ là thường cứ đến tối ba mươi, rạng sáng mùng 1 Tết, hoặc tối ngày giỗ cụ Thám, người dân thường thấy trên bầu trời xuất hiện làn ánh sáng dài chừng 3 mét, như một dải lụa, bay từ núi Bụt, cùng có khi từ núi Hồng Lình, về đến đền, sau đó bay về đền cụ Thám, cuối cùng lại bay về từ đường họ Phan ở Vĩnh Gia rồi biến mất.
Ông Phan Thấu, người đã 30 năm canh giữ đền kể lại: “Cứ vào đêm 30 trời tối như mực, nhưng tinh lạc cụ Thám bay về tỏa sáng làm rõ bình hương và các vật thờ ở lăng. Còn ở từ đường thì tinh lạc biến đi là lúc có những tiếng động nhẹ là rung chuyển các vật thờ và trang trí chung quanh bàn thờ. Mới đầu tôi còn sợ, những việc đó cứ lặp đi lặp lại hàng năm nên dần tôi cũng quen và không sợ nữa. Một số cao niên ở thôn Vĩnh Gia, Lại Thạch từng trong thấy tinh lạc cụ Thám khẳng định: “Cụ Thám thực sự là một công thần đối với đất nước và cũng là một phúc thần đối với nhân dân. Cụ thiêng liêng mới có tinh lạc đấy”.
Ông Đào Hùng, Bí thư xã Song Lộc cho biết: “Đền Voi Phục có giá trị văn hóa, lịch sử rất lớn, đền thờ Lưỡng quốc Thám hoa Phan Kính, một vị tướng tài giỏi thờ Lê, người có công lớn trong việc dẹp trừ thổ phỉ và dựng lại cột mốc biên giới với nhà Thanh. Ông trở thành biểu tượng của tinh thần hiếu học và yêu nước của quê nhà. Sự linh thiêng của đền như đã đi vào huyền thoại. Nhân dân khắp trong vùng đều đến lễ lạt hàng năm. Đó cũng là một cách để tưởng nhớ công lao cụ Thám hoa Phan Kính. Còn việc giếng đền đổi mầu khi có người mất hay việc có tinh lạc Thám bay về đền hàng năm thì tôi có được nghe nhiều cụ trong làng kể lại. Nhưng từ khi lớn lên thì đền đã bị chiếng tranh phá hoại và tôi chưa từng chứng kiến những sự việc tương tự xảy ra, có thể những vụ việc trên là do sự trùng hợp ngẫu nhiên nào đó: – ông Hùng nói.