Trong nước

Hà Tĩnh: Cúng ông Táo, cau trầu lên giá, cá chép đắt hàng!

Đến hẹn lại lên, 23 tháng Chạp là thời điểm mọi người, mọi nhà chuẩn bị lễ cúng ông Táo về trời sao cho thật tươm tất, đủ đầy để cầu mong năm mới an lành, hạnh phúc… Vậy nên, ai cũng cố chọn cho mình một bộ lễ đầy đủ và tươi mát nhất.

Cau trầu lên giá do… năm nhuận

Theo quan niệm của người Việt Nam, ngoài hương hoa, đèn nến, mâm ngũ quả, rượu nước, cỗ mặn… thì cau trầu là thứ không thể thiếu được trên bàn thờ gia tiên của mỗi gia đình vào dịp lễ, tết. Cũng bởi thế mà những ngày này, người đổ về hàng cau trầu rất đông. Ai ai cũng chăm chú lựa chọn những đĩa cau trầu ưng ý nhất, quả cau phải tròn đều, bóng, mịn, không bị thâm, lá trầu xanh đã đành nhưng phải to và bụ bẫm.

Thị trường cúng ông Táo: Cau trầu lên giá, cá chép đắt hàng!

Mỗi đĩa cau trầu dao động từ 10 – 25 ngàn đồng tùy loại

Khác với mọi năm, cau trầu năm nay được xem là món hàng đắt đỏ nhất. Lí giải điều này, chị Nguyễn Thị Hường (chuyên bán cau trầu tại chợ Hà Tĩnh) cho hay: “Vì năm nhuận nên cau thu hoạch không trúng vụ, thêm vào đó cau năm nay cũng không được đẹp như mọi năm nên giá tăng mạnh so với ngày thường cũng là điều dễ hiểu. Theo đó, mỗi đĩa cau trầu dao động từ 10 – 25 ngàn đồng tùy loại”.

Thị trường cúng ông Táo: Cau trầu lên giá, cá chép đắt hàng!
Thị trường cúng ông Táo: Cau trầu lên giá, cá chép đắt hàng!

Mía cùng là mặt hàng khó bỏ qua trong những ngày này

Cá chép, vàng mã đắt khách

Thời điểm chiều 22 Tết, tại khu vực bán cá khá đông đúc chợ Hà Tĩnh. Ai nấy đều háo hức lựa chọn những con cá chép đẹp nhất, nhanh nhẹn nhất, sẵn sàng cho tục thả cá vào chính ngày 23 tháng Chạp. Bác Trần Thị Lan (xã Thạch Hạ – TP Hà Tĩnh) – người bán cá lâu năm cho hay: “Từ sáng tới giờ, người đến hỏi mua cá rất đông. Lúc sáng tôi bán được chừng trăm con, chiều nay cũng tương đương thế. Cá nhỏ có giá 40 ngàn 3 con, cá lớn hơn thì 30 – 50 ngàn/con tùy loại”.

Thị trường cúng ông Táo: Cau trầu lên giá, cá chép đắt hàng!

Lượng người mua cá khá đông

Chị Nguyễn Thị Giang (phường Trần Phú – TP Hà Tĩnh) chia sẻ: “Theo quan niệm, 23 tháng Chạp hàng năm là thời điểm ông Táo về trời báo cáo tình hình năm qua cho Ngọc Hoàng và cá chép là phương tiện di chuyển của ông Táo. Và, năm nào cũng vậy, cứ đến chiều 22 âm lịch là mẹ con tôi lại ra chợ chọn những chú cá đẹp nhất để sáng 23 chồng tôi ra hồ thả sớm. Với tục lệ này, gia đình tôi cầu mong có một năm mới tốt lành, vạn sự như ý và đó cũng thể hiện sự từ bi, nét đẹp văn hóa của người Việt”.

Vào ngày cúng ông Táo, vàng mã đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong mâm cỗ tiễn ông Táo cưỡi cá chép về trời. “Phú quý sinh lễ nghĩa”, ngày nay khi xã hội phát triển, cuộc sống ngày một đủ đầy hơn, thì người dân cũng dành nhiều sự quan tâm hơn cho ngày lễ tết, mong sao các đấng bề trên có thể thụ hưởng. Đó cũng là lí do mà tại các quầy bán vàng mã, người người đổ về, chen chúc nhau mua hàng. Cũng như mọi năm, bộ đồ ông Táo và cá chép vàng vẫn là sự lựa chọn hàng đầu của mỗi gia đình trong dịp này.

Thị trường cúng ông Táo: Cau trầu lên giá, cá chép đắt hàng!

Vàng mã là thứ không thể thiếu trên bàn thờ gia tiên

Ngoài ra, trong bộ cúng vàng mã còn có đinh vàng, tiền vàng, bộ đồ cúng gia tiên – ông bà, bộ cúng thần tài, thần lộc… Các mặt hàng được thiết kế với kiểu dáng phong phú, đa dạng sắc màu.

Dì Xuân – người bán vàng mã ở chợ Hà Tĩnh cho biết: “Từ rằm tháng Chạp lại nay, ngày nào cũng đông khách. Nhà ít thì mua vài trăm ngàn, nhiều thì tiền triệu, thậm chí có người mua vài ba triệu. Giá cả dịp này cũng theo đó tăng lên từ 15 – 30% tùy từng mặt hàng”.

THU PHƯƠNG

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP