Vừa qua, các phường, quận trên địa bàn thành phố Hà Nội đã đồng loạt ra quân trong chiến dịch “đòi lại vỉa hè” cho người đi bộ. |
Tuy nhiên, việc làm này vẫn được sự ủng hộ của nhiều người dân. Nhiều ý kiến cho rằng, đã là vi phạm thì phải xử lý. Các hộ dân có thể xây bậc tam cấp lùi vào đúng diện tích sử dụng của mình. |
Trong những ngày cuối tuần, một số cửa hàng trên phố Xã Đàn đã chủ động sửa chữa, làm lại lối lên nhà. |
Cũng theo ghi nhận của phóng viên Infonet, nhiều gia đình đã chọn giải pháp làm bậc tam cấp lùi hẳn vào trong nhà, đây là phương án đang được nhiều hộ kinh doanh áp dụng. |
Một căn nhà đang được sửa chữa để phù hợp với sinh hoạt hàng ngày. |
Liên quan đến việc xử lý các bất cập do giải phóng vỉa hè, phóng viên Infonet đã có cuộc trao đổi với ông Ngô Tiến Ngọc – Chủ tịch UBND phường Nam Đồng (Đống Đa, Hà Nội). Ông Ngọc cho biết: “Thực hiện chủ trương của Thành phố về việc trả lại vỉa hè cho người đi bộ, UBND phường Nam Đồng đã có thông báo và tuyên truyền thường xuyên tới các hộ có hạng mục vi phạm vỉa hè. Hầu hết các hộ đều chủ động tự phá dỡ, còn một số hộ không tự giác đã bị cưỡng chế”. Ông Ngọc cũng cho biết thêm trong những ngày vừa qua, Tổ liên ngành quận Đống Đa đã hỗ trợ phường Nam Đồng phá dỡ 86 hạng mục, 66 biển quảng cáo sai quy định về cơ bản đã không còn hạng mục vi phạm vỉa hè.
Khi được hỏi về các bất cập sau khi giải phóng vỉa hè dẫn đến nhiều ngôi nhà có nền nhà cao hơn mặt đường tới 1 mét, ông Ngọc cho biết, nguyên nhân là do lúc làm đường các hộ này không nắm được cốt đường nên đã xây cao hơn. Ông Ngọc chia sẻ thêm, trong thời gian tới sẽ tiếp tục có biện pháp xử lý, tuyên truyền và nhắc nhở người dân thực hiện nghiêm quy định, không tái lấn chiếm vỉa hè. “Với các hộ có nền nhà cao hơn mặt đường phải tự chủ động sửa nhà để phù hợp với sinh hoạt hàng ngày, đất của mọi người đến đâu thì được sử dụng đến đó, không được lấn chiếm vỉa hè của người đi bộ” – ông Ngọc khẳng định.
Theo: Infonet