Thế giới với Biển Đông

Đối thủ đáng gờm mới trên biển Đông khiến TQ dè chừng

Nỗ lực thắt chặt quan hệ với các nước ASEAN thời gian qua của Ấn Độ dường như muốn ngầm cho thấy, Ấn Độ để Trung Quốc độc chiếm khu vực Biển Đông chiến lược. Đây là đối thủ mà Trung Quốc phải giật mình, dè chừng.

Đáp trả việc quốc gia láng giềng Trung Quốc coi Ấn Độ là một đối thủ cạnh tranh chủ yếu ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, Ấn Độ đã và đang thể hiện thái độ cứng rắn đối với Trung Quốc. Gần đây nhất là tuyên bố của Đô đốc hải quân DK Joshi về việc Ấn Độ sẵn sàng can dự vào biển Đông để bảo vệ lợi ích quốc gia.

Cụ thể trong bối cảnh Trung Quốc tăng cường hiện đại hóa quân sự và liên tiếp có hành động gây quan ngại trên biển Đông, Tư lệnh Hải quân Ấn Độ, Đô đốc D.K. Joshi tuyên bố, nếu cần thiết, Hải quân Ấn Độ sẽ can thiệp để bảo vệ hoạt động đầu tư khai thác dầu khí của Tập đoàn dầu khí ONGC Videsh ở ngoài khơi bờ biển của đối tác ở ĐNÁ. (Hải quân Ấn Độ đã diễn tập ứng phó với các tình huống bất ngờ trên biển Đông)

Đô đốc D.K. Joshi nhấn mạnh: “Ở đâu liên quan đến lợi ích quốc gia của chúng tôi, chúng tôi sẽ bảo vệ và can thiệp”. Ông khẳng định, Ấn Độ không có nhiều lợi ích lãnh thổ ở biển Đông, nhưng mối quan tâm chính của Ấn Độ là “tự do hàng hải”, Ấn Độ triển khai lực lượng hải quân ở biển Đông là để “bảo vệ lợi ích quốc gia của Ấn Độ trong lĩnh vực hàng hải”.

Ấn Độ liên tiếp thực hiện các hợp đồng quân sự sắm vũ khí mới trong bối cảnh tranh chấp với quốc gia láng giềng Trung Quốc ngày càng có nhiều diễn biến căng thẳng. Các nguồn tin quốc phòng Nga cho biết, chuyến thăm Ấn Độ của Tổng thống Nga Putin ngày 24/12 có thể chốt lại thương vụ trị giá hơn 7,5 tỉ USD, trong đó Nga bán cho Ấn Độ 42 chiến đấu cơ Sukhoi Su-30MKI cùng 970 động cơ máy bay trong thời gian dài.

Ấn Độ còn quyết tâm tăng cường lực lượng không quân lục quân (trực thăng) của nước này để có thể đối phó hữu hiệu với Trung Quốc bằng việc dự định xây dựng lực lượng không quân lục quân hoàn chỉnh cho ít nhất 13 quân đoàn của nước này (mỗi quân đoàn biên chế khoảng 60.000 lính) cho đến tháng 3/2013.

Theo kế hoạch của binh chủng không quân lục quân, mỗi quân đoàn sẽ được biên chế 3 phi đội (30 trực thăng) với nhiều chủng loại khác nhau. Ba phi đội này có ba chức năng chính là trính sát/giám sát, tấn công và đa nhiệm

Ngoài ra vào tháng 10/2012 Hải quân Ấn Độ tuyên bố, trong 5 năm tới, có kế hoạch đầu tư 24,7 tỷ USD mua vũ khí trang bị gồm tàu sân bay, tàu ngầm thế hệ tiếp theo. Lý do cho kế hoạch này, theo Đô đốc D.K. Joshi, quy mô lực lượng hải quân ngày càng tăng của Trung Quốc là “một nguyên nhân quan trọng đáng lo ngại”, vì vậy Ấn Độ phải điều chỉnh chiến lược.

Trước đó, đầu năm 2012, Hải quân Ấn Độ từng gọi thầu chương trình 56 máy bay trực thăng trị giá 900 triệu USD, nhiều công ty như Boeing, Bell, Sikorsky, Kamov, Eurocopter và Agusta Westland đã tham gia tranh thầu. Hải quân Ấn Độ có kế hoạch bắt đầu từ năm 2016 chính thức nhập máy bay trực thăng thông dụng.

Đầu tháng 12/2012, Ủy ban mua sắm quốc phòng Ấn Độ đã thông qua kế hoạch mua sắm 6 tàu ngầm tàng hình kiểu P75I thế hệ tiếp theo, đến năm 2020 tổng đầu tư là 15 tỷ USD. Tàu ngầm thế hệ tiếp theo sẽ trang bị thiết bị tên lửa phóng thẳng tấn công đối đất và hệ thống AIP, tính năng tàng hình và khả năng chạy liên tục sẽ được nâng lên rất lớn.

Đồng thời, Ấn Độ có kế hoạch mua 262 tên lửa hệ thống phòng không khu vực Barak-1, trang bị cho 14 tàu chiến triển khai ở tiền phương, hợp đồng này trị giá 140 triệu USD.

Bên cạnh việc chú trọng đầu tư, nâng cấp các khí tài quân sự, Ấn Độ cũng theo sát Trung Quốc không vừa trong việc đấu tên lửa chiến lược.New Dehli luôn tỏ ra không hề thua kém Bắc Kinh trong bất cứ lĩnh vực nào. Trung Quốc khoe tên lửa đạn đạo xuyên lục địa DF-41 có tầm bắn trên 12.000km thì Ấn Độ cũng phát triển tên lửa Agni-6 có tầm bắn trên 10.000 km, sử dụng công nghệ đầu đạn đa phân hướng với tối đa 10 đầu đạn hạt nhân.

Rồi Trung Quốc thử tên lửa đánh chặn vệ tinh Dong Ning-2 (DN-2) thì Ấn Độ cũng thành công với vũ khí đánh chặn tên lửa đạn đạo ngoài tầng khí quyển.

Ấn Độ cũng tìm cách liên minh với nhiều quốc gia nhằm chuẩn bị để đối phó với những trường hợp xấu nhất. Đầu tiên phải kể đến việc Ấn Độ và Mỹ đang tìm tiếng nói chung trong việc kiềm chế sức mạnh quân sự của Trung Quốc và kiểm soát an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.

Ấn Độ có vẻ đang ghi điểm với các nước ở châu Á – Thái Bình Dương khi nước này can thiệp vào vấn đề Biển Đông. Philippines, nước có một cuộc đối đầu với Trung Quốc tại Bãi cạn Scarborough gây lo ngại châm ngòi cho một cuộc xung đột khu vực rộng lớn, công khai hoan nghênh lập trường của Ấn Độ sẵn sàng can thiệp vào biển Đông để bảo vệ lợi ích quốc gia.

Hồi tháng 5/2012 vừa qua, 4 tàu của Lực lượng Hải quân Ấn Độ gồm INS Rana, Shakti, Shivalik và Kurmak đã thực hiện một hải trình dài một tuần trên biển Đông. Đáng chú ý nhất là 2 trong số 4 con tàu này đã đến thăm Lực lượng Hải quân Philippines ở Vịnh Subic – quốc gia có cuộc đối đầu trực diện và quyết liệt với Trung Quốc ở biển Đông.

Với Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Ấn Độ – ONGC Videsh đang hợp tác thăm dò, khai thác 4 lô dầu khí ở biển Đông. Trước những lời cảnh cáo của Trung Quốc, New Delhi tuyên bố sẽ không lùi bước. Hơn nữa, việc Ấn Độ hợp tác với Việt Nam trong khai thác dầu khí là hoàn toàn hợp pháp vì đây là những lô nằm hoàn toàn trong chủ quyền của Việt Nam. “Nếu cần, chúng tôi sẽ can thiệp để bảo vệ các lô dầu”, Đô đốc Hải quân Ấn Độ tuyên bố chắc nịch. Theo ông Joshi, nhiệm vụ của Hải quân Ấn Độ là phải bảo vệ các lợi ích thuộc Ấn Độ. Ấn Độ có hai mối quan tâm cơ bản – đó là “tự do hàng hải và bảo vệ các lợi ích của quốc gia”.

Ngoài ra, Ấn Độ đã không ngừng cung cấp và hỗ trợ cho Việt Nam để tăng cường sức mạnh hải quân và không quân. Trong thời gian gần đây, Ấn Độ đã giúp Việt Nam nâng cấp được hơn 100 máy bay MiG-2 lên thành Mig-21 Bison.

Với Indonesia, sự giúp đỡ từ Ấn Độ sẽ giúp họ phát triển nền công nghiệp quốc phòng trong nước. Còn với Ấn Độ hợp tác sâu sắc với Indonesia sẽ cho phép họ tiến vào eo biển Malacca. Đó là

Mối quan hệ của hai nước này cũng bền chặt hơn nhất là sau chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ AK Antony đến Indonsia hồi tháng 10. Indonesia đã dành khoản ngân sách trị giá 1 tỷ USD để mua sắm trang thiết bị quân sự và Ấn Độ có nhiều cơ hội trong thương vụ này. Ngoài ra Ấn Độ còn giúp Indonesia đào tạo phi công lái tiêm kích Su-30, bởi nước này là quốc gia sử dụng nhiều tiêm kích Su-30MK nhất, kinh nghiệm của họ với loại tiêm kích này rất phong phú.

Tiếp đến, trong Hội nghị Cấp cao hai ngày 20 và 21/12, Ấn Độ và ASEAN cũng đã quyết định tăng cường “hợp tác an ninh hàng hải” và nhấn mạnh đến nhu cầu “tự do hàng hải”. Sự kiện này có thể trở thành vấn đề gây tranh cãi vì những lời khẳng định chủ quyền đối nghịch nhau giữa Trung Quốc và một số nước trong ASEAN về nhiều khu vực trên Biển Đông. Các nước Đông Nam Á nói điều quan trọng là phải bảo vệ các tuyến đường biển cấp thiết ở Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương vào lúc nền kinh tế toàn cầu nghiêng về phía đông.

Phunutoday

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP