Tin

Dấu ấn thi tuyển hiệu trưởng, quy hoạch cán bộ

Cùng đó, Quảng Bình có 796 cán bộ được đưa vào quy hoạch cán bộ đến năm 2020. Yên Bái bổ sung 1.893 biên chế năm 2013…

Năm học vừa qua, Sở Hà Tĩnh tổ chức thi tuyển các chức danh hiệu trưởng, phó hiệu trưởng tại một số trường THPT trên địa bàn toàn tỉnh. Đồng Nai tuyển mới 1194 giáo viên, bổ nhiệm 128 cán bộ quản lý…

Phát triển đội ngũ nhà giáo: Dấu ấn thi tuyển hiệu trưởng, quy hoạch cán bộ

Có thể thấy công tác tuyển dụng giáo viên và tuyển chọn cán bộ quản lý ở các địa phương tiếp tục được đổi mới. Đến nay, tỷ lệ giáo viên mầm non vào biên chế nhà nước được tăng lên, giáo viên hợp đồng lao động đã được hưởng lương theo trình độ đào tạo và nâng lương theo định kỳ, tham gia đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế như giáo viên trong biên chế.

Các Sở GD&ĐT đã thực hiện quy hoạch phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục của ngành; Công tác bồi dưỡng tăng cường năng lực cho giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục và hoạt động đánh giá theo chuẩn được chú trọng, tập trung những nội dung như đáp ứng yêu cầu cơ bản về năng lực giáo viên tiếng Anh phổ thông, phát triển mô hình trường học mới, giáo dục giá trị sống, kĩ năng sống, giáo dục kỉ luật tích cực và những nội dung mới và khó khác.

Địa phương làm tốt được Bộ GD&ĐT ghi nhận là: Hà Nội, An Giang, Nam Định.

Các địa phương đã tăng cường bồi dưỡng cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục về đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá và các hoạt động giáo dục theo hướng phát huy năng lực, tính chủ động, sáng tạo của học sinh, gắn các hoạt động giáo dục với các di sản văn hóa, lịch sử và thực tiễn địa phương; bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; tổ chức hội thi giáo viên giỏi các cấp, hội thi cán bộ thư viện giỏi cấp tỉnh, cấp quốc gia.

Thực hiện đầy đủ và kịp thời chế độ, chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đặc biệt đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở vùng dân tộc thiểu số, miền núi, vùng kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn như phụ cấp ưu đãi, phụ cấp thu hút, phụ cấp thâm niên nghề và hỗ trợ bảo hiểm xã hội cho giáo viên mầm non. Một số Sở GDĐT đã tích cực tham mưu với UBND địa phương ban hành chính sách thu hút khác.

Có thể kể đến: Chính sách thu hút đối với cán bộ quản lý và giáo viên mầm non về công tác ở những địa bàn khó khăn đặc thù của tỉnh (Bạc Liêu, Trà Vinh); chế độ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và thu hút cán bộ trình độ cao (Hà Tĩnh, Lào Cai);

Ngoài ra, Bộ GD&ĐT cũng ghi nhận chế độ hỗ trợ luân chuyển, điều động, biệt phái đối với cán bộ, công chức, viên chức (Long An); chính sách đào tạo và thu hút đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có trình độ sau đại học (Tiền Giang, Hậu Giang); ưu tiên sắp xếp nhà công vụ cho giáo viên ở xa đến công tác (Đồng Tháp), hỗ trợ cho giáo viên tham gia giảng dạy chương trình nâng cao THCS (Bà Rịa – Vũng Tàu) …

Triển khai Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương khóa XI, Bộ GD&ĐT đã và đang nghiên cứu mô hình đào tạo giáo viên phổ thông của một số nước có nền giáo dục phát triển nhằm áp dụng vào các trường sư phạm, đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới; chỉ đạo các trường sư phạm, các địa phương xây dựng kế hoạch và tổ chức bồi dưỡng, đào tạo lại đội ngũ giáo viên phổ thông đáp ứng yêu cầu triển khai chương trình, sách giáo khoa mới vào năm 2016.

PV

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP