Trong nước

Có quy trình để cấm CSGT “vẫy xe, xem giấy tờ” rồi cho đi

Bộ Công an vừa có Điện gửi Tổng cục, các đơn vị trực thuộc Bộ và Giám đốc Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về tăng cường các biện pháp để nâng cao hiệu lực công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông.

Có ý kiến cho rằng với quy định này sẽ làm khó cho lực lượng CSGT, về vấn đề này Thượng tá Nguyễn Hữu Luyện, Phó phòng hướng dẫn luật và điều tra xử lý tai nạn giao thông, Cục CSGT đường bộ, đường sắt đã trao đổi với báo chí.

Nếu cho rằng cấm CSGT lập chốt như vậy sẽ làm khó cho CSGT khi tiến hành kiểm tra phương tiện là hoàn toàn không đúng bởi lẽ việc Bộ Công an ra chỉ đạo như vậy là đã dựa trên điều tra, khảo sát, nghiên cứu thực tế hoạt động của CSGT và hoạt động của các phương tiện giao thông.

Việc lập chốt kiểm tra cố định đã dẫn tới tình trạng các phương tiện giao thông thông báo cho nhau biết địa điểm đó có CSGT kiểm tra nên lưu thông đúng tốc độ khi qua chốt, nhưng khi qua chốt là lập tức phóng nhanh, giành đường vượt ẩu. Chính vì vậy, chỉ đạo của Bộ Công an là CSGT phải tăng cường tuần tra cơ động nhằm mục đích để CSGT kiểm soát được tình hình giao thông trên toàn tuyến; kịp thời nắm bắt những tình huống, diễn biến phức tạp trên tuyến để có thể xử lý giao thông thông suốt. – Như vậy nếu phát hiện phương tiện vi phạm thì CSGT có quyền lập điểm kiểm tra? – Khi một tổ CSGT đang tuần tra trên đường mà phát hiện phương tiện giao thông vi phạm thì sẽ ra tín hiệu thông báo cho người vi phạm biết và yêu cầu người vi phạm điều khiển phương tiện theo chỉ dẫn. Khi đến nơi giao thông trên đường đảm bảo an toàn thì CSGT sẽ tiến hành kiểm tra xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật. Còn khi tổ chức kiểm soát tại một điểm trên đường giao thông thì chỉ thực hiện ở những vị trí phức tạp về TTATGT, trật tự, an toàn xã hội; mặt đường rộng, thoáng không bị che khuất tầm nhìn, bảo đảm việc dừng xe kiểm soát công khai, minh bạch, an toàn để kiểm tra xử lý các hành vi vi phạm về tốc độ, nồng độ cồn… Những điểm dừng kiểm tra này cũng sẽ thường xuyên thay đổi trên tuyến, không cố định tại một địa điểm nào. – Chỉ đạo của Bộ cũng nêu rõ: “Nghiêm cấm tình trạng “vẫy xe” xem giấy tờ qua loa rồi cho đi”, có ý kiến cho rằng chỉ đạo như thế là không thuyết phục bởi chẳng có quy trình nào về việc kiểm tra giấy tờ? – Trong Điện chỉ đạo đã nêu rất rõ là phải thực hiện nghiêm Thông tư ngày 30/10/2012 của Bộ Công an quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra kiểm soát của CSGT đường bộ. Trong đó tại Điều 16 quy định rõ nội dung kiểm soát gồm: Kiểm soát các giấy tờ có liên quan đến người và phương tiện, gồm: Giấy phép lái xe; giấy chứng nhận đăng ký xe; sổ chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện cơ giới đường bộ và giấy tờ khác có liên quan đến người, phương tiện, hoạt động vận tải… Vì vậy nếu nói không có quy trình là không đúng. – Ông có cho rằng với chỉ đạo mới này sẽ chấn chỉnh được tình trạng phóng nhanh, vượt ẩu, vi phạm các quy định về ATGT và thậm chí chấn chỉnh được cả những tiêu cực trong lực lượng CSGT? – Tôi cho rằng đây là biện pháp rất tốt để nâng cao hiệu lực công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông. Nếu người dân thực hiện nghiêm chỉ đạo của Bộ thì sẽ phòng ngừa, ngăn chặn làm giảm thiểu việc các phương tiện giao thông vi phạm các quy định về ATGT. Ngoài ra để nâng cao hiệu quả công tác, hạn chế tiêu cực trong lực lượng CSGT, Bộ Công an cũng đã chỉ đạo các Cục nghiệp vụ tăng cường kiểm tra (cả công khai và hóa trang), đôn đốc, nhắc nhở việc thực hiện các nội dung trong Công điện. Giám đốc Công an các địa phương chỉ đạo các đơn vị chức năng tự kiểm tra, chấn chỉnh lực lượng tuần tra, kiểm soát của địa phương. Nếu phát hiện có các biểu hiện vi phạm quy trình công tác, tiêu cực trong khi thi hành nhiệm vụ, phải kiên quyết lập biên bản, xử lý theo quy định. Xin trân trọng cảm ơn ông!



Theo Lao Động

  Từ khóa: vẫy xe , quy trình

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP