Nhà đẹp

Có một loại cây cảnh hợp tất cả loại mệnh, mang lại tài lộc, may mắn, sức khỏe theo phong thủy, dễ trồng, giá rẻ giật mình

Theo phong thủy cây Vạn niên thanh đem tới vận may, tài lộc cho gia chủ. Nhưng thứ cây này có độc hay không?

Vạn niên thanh ích lợi gì cho cuộc sống?

Cây vạn niên thanh thân thảo, lá mọc từ thân với mặt trên xanh lục, mặt dưới xanh nhạt, có sức sống mãnh liệt. Vạn niên thanh hay dùng làm cây cảnh nội thất, trưng từ cửa sổ, tới nhà ở, văn phòng, cửa hàng, đại sảnh khách sạn… cả không gian nhỏ và lớn, cả phòng làm việc tới nhà hàng, quán cà phê, biệt thự…

Vạn niên thanh thủy sinh. Ảnh minh họa.

Ngoài làm đẹp không gian kiến trúc, vạn niên thanh có khả năng thanh lọc không khí, khử bớt CO2 và hiệu ứng nhà kính, khử không khí phòng điều hòa do dùng lâu ngày, khử độc tố, giảm từ tính – bức xạ từ các thiết bị điện tử... trong môi trường làm việc, rất tốt để lấy lại không gian thoáng mát, trong lành. Cây càng mọc tốt thì càng thanh lọc hiệu quả, kể cả nơi nhiều khói bụi, giúp giảm căng thẳng, không khí dễ chịu, thoải mái, là liều thuốc tinh thần để làm việc năng suất, tạo điểm nhấn độc đáo và gần gũi với thiên nhiên hơn.

Vạn niên thanh rất dễ trồng, sinh trưởng, phát triển tốt trong môi trường thiếu ánh sáng, thiếu không gian. Vạn niên thanh trồng thủy canh lá hẹp, cành trắng và vươn dài làm cảnh. Vạn niên thanh trồng ở đất ẩm nổi bật vì lá to dày, mặt lá dưới màu nhạt, mặt trên xanh bóng nổi bật các đốm trắng vàng hay ánh bạc. Hoa của chúng mọc thành từng bông màu xanh. Quả của cây vạn niên thanh mọng nước và có hình cầu tương tự như quả quất.

Vạn niên thanh trưng ở sân vườn. Ảnh minh họa.

Món quà phong thủy cho mọi người

Bác sĩ Hoàng Kỳ (Bệnh viện Y học cổ truyền Hà Nội) chia sẻ, cây vạn niên thanh trồng tốt cho phong thuỷ vì hợp với các mệnh các tuổi, sức sống mãnh liệt, tượng trưng cho sức khỏe và thịnh vượng; Lá xanh ánh vàng tượng trưng tài lộc kim tiền, được trồng và trang trí nội thất phổ thông và lâu đời. Một số sách cổ Trung Quốc cho rằng nó trừ được tà ma, ác khí… nên dùng trong phong thủy còn nhiều hơn Việt Nam.

Vạn niên thanh trưng ở hành lang. Ảnh minh họa.

Các nhà phong thủy Việt Nam cho rằng, cây vạn niên thanh có thể sống đến 100 năm lá vẫn xanh tốt, mùa đông lá không héo úa nên được coi là biểu tượng cát tường, trường tồn nên hay được chọn làm quà tặng:

- Nếu làm quà chúc Tết, tân gia, sinh nhật, họp mặt, ra mắt, khai trương, khánh thành, kỷ niệm… thì chọn cây vạn niên thanh với ý cát tường, tốt đẹp, lời cầu chúc may mắn, sung túc, tài lộc, thịnh vượng.

- Nếu tặng, hay trang trí trong ngày cưới, trong hôn nhân có ý cầu chúc gia đình đầm ấm, hạnh phúc;

- Tặng trong lễ mừng thọ như lời cầu chúc ông bà cha mẹ, những người lớn tưởi sống lâu trăm tuổi, luôn khỏe mạnh, gia đạo êm ấm…

- Trồng cây vạn niên thanh dịp lễ Tết là ngụ ý sung túc, tốt đẹp.

- Vạn niên thanh ưa trồng trưng trong nhà, phòng làm việc vừa thẩm mỹ, vừa có không gian xanh đẹp và đầy sức sống, lọc không khí, hóa giải các luồng sát khí, đặc biệt là kích hoạt, thúc đẩy sao Tứ lục - chủ về thi cử may mắn...

Vạn niên thanh trưng ở văn phòng. Ảnh minh họa.

Cây vạn niên thanh hợp với các mệnh trong ngũ hành. Vì nó có màu trắng và xanh lá cây nên người mệnh Kim và mệnh Thủy trồng sẽ gặp lành, tránh dữ, công danh sự nghiệp phát triển.

Đặc biệt, cây vạn niên thanh rất hợp với nam/nữ tuổi Thìn, được ví như rồng gặp mây khi đặt chậu vạn niên thanh ở hướng Đông Nam trong nhà, hoặc trên bàn làm việc để luôn gặp thuận lợi, bình an, hóa giải sát khí, mang đến sự may mắn, sung túc, cát tường cho người tuổi Thìn. Sức sống mãnh liệt của cây còn tượng trưng cho ý chí không ngừng vươn lên của người tuổi Thìn.

Vì vạn niên thanh có những đặc tính tốt, giúp không gian xanh đẹp mắt, nhẹ nhõm, cung cấp nhiều ôxy… nên trong phòng có vài chậu cảnh vạn niên thanh rất tốt về phong thủy. Vì vậy không nên tẩy chay loại cây cảnh với nhiều ưu điểm và vốn được ưa chuộng từ nhiều năm nay.

Vạn niên thanh để bàn. Ảnh minh họa.

Vạn niên thanh có độc?

Theo bác sĩ Hoàng Kỳ, cây vạn niên thanh có độc tính chủ yếu là do tinh thể Calcium Oxalate phân bố trong các bộ phận của cây và chủ yếu trên lá, nó chỉ gây độc khi lỡ ăn uống phải, hoặc dính nhựa (mủ) cây quá nhiều. Các nhà khoa học cho rằng, nếu bị dính nhựa nhiều, nhai nuốt lá với lượng lớn mới xảy ra, chứ không đến nỗi chết người, mù mắt như tin đồn.

Vạn niên thanh (có nơi gọi là cây môn trường sinh, minh ti thuộc họ ráy), có nhiều chủng loài lai tạo, hình dáng lá đẹp, hay trồng làm cây cảnh nội thất. Loại lá có sọc ngang màu trắng nhiều thì gọi là vạn niên thanh trắng; lá có sọc vàng gọi là vạn niên thanh vàng; lá rằn ri chấm, đốm gọi là vạn niên thanh rằn... Loài vạn niên thanh thuộc giống Aglaonema còn vừa làm cây cảnh, vừa là dược thảo có tác dụng thanh nhiệt giải độc, cầm máu, chữa một số bệnh.

Vạn niên thanh để bàn. Ảnh minh họa.

- Khi nhựa cây lỡ văng vào mắt có thể gây ngứa, khó chịu;

- Nếu ăn phải thì bị tê môi, đỏ lưỡi, nói khó, ngứa họng, bỏng rát niêm mạc miệng, cứng miệng, nghẹn họng, khó thở, da ngứa, phù trong miệng và đường tiêu hóa, sùi bọt mép, nôn mửa...

- Lỡ tiếp xúc với lá cây có thể gây dị ứng da, viêm da nhẹ;

Đa số trường hợp bị ngộ độc là trẻ nhỏ, và tùy cơ địa mỗi người mà bị, chứ không phải ai cũng bị dính mắc những triệu chứng trên. Các triệu chứng trên thường nhẹ và có thể chữa trị bằng thuốc giảm đau, thuốc kháng Histamine hay than hoạt tính - không đến mức phải súc rửa đường ruột như các loại ngộ độc khác. Trường hợp nhẹ còn có thể tự khỏi.

Vạn niên thanh nội thất. Ảnh minh họa.

Đề phòng bị ngộ độc người dân lưu ý:

- Khi di chuyển, chăm sóc cây, thay chậu… nên đeo găng tay để bảo vệ da.

- Nếu bị dính nhựa cây vào da tuyệt đối không gãi hoặc cào, mà rửa sạch bằng nước ấm, nước muối loãng ấm. Hoặc hơ nóng bằng máy sấy để tránh ngứa.

- Nếu dính nhựa vào mắt, miệng thì súc miệng, rửa mắt bằng nước ấm.

Trường hợp bị nặng cần nhanh chóng vào viện để được xử lý kịp thời.

- Nơi trưng/trồng cây vạn niên thanh nên trồng vào chậu cao, tránh xa tầm với của trẻ em. Dạy trẻ không đứng gần cây vạn niên thanh, không bứt cành bẻ lá, sờ chơi với nhựa cây, không ăn lá, hoa của cây… vì dính vào da sẽ gây dị ứng, bỏng, rát.

- Khi cây vạn niên thanh ra hoa thì cắt bỏ để không có quả (trẻ ăn có thể bị ngộ độc).

Tác giả: Ngọc Hà

Nguồn tin: giadinh.net.vn

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP