Kinh tế

Câu lạc bộ kinh tế thanh niên huyện Kỳ Anh một hướng đi mới

Nhằm đẩy mạnh phong trào “ Xung kích phát triển kinh tế – xã hội và bảo vệ Tổ quốc” giúp thanh niên lập thân, lập nghiệp trên chính mảnh đất quê hương. Câu lạc bộ thanh niên kinh tế huyện Kỳ Anh ra đời không chỉ góp phần tạo việc làm cho thanh niên, mà còn giúp đỡ đoàn viên thanh niên phát triển kinh tế bằng các nguồn vốn, cây con giống, góp phần xây dựng Nông thôn mới.

Tintuchatinh
Ảnh: Mô hình kinh tế của anh Hòa ở xã Kỳ Tân.
Những thanh niên làm kinh tế trên quê hương Kỳ Anh.
           Mạnh dạn, tìm hướng đi mới trong phát triển kinh tế đó là những gì mà các thành viên trong Câu lạc bộ kinh tế huyện Kỳ Anh đang hướng tới. Dù còn rất trẻ nhưng anh Lê Đăng Vũ, ở xã Kỳ Bắc, huyện Kỳ Anh lại tìm cho mình một hướng đi riêng bằng mô hình xây dựng lò giết mổ gia súc, gia cầm tập trung. Nhờ được  sự hổ trợ trong chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới, anh đã mạnh dạn đầu tư gần 2 tỷ đồng để xây dựng cơ sở giết mổ tập trung. Sau gần 2 năm đi vào hoạt động, cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm, bình quân mỗi ngày giết mổ từ 40 -50 con lợn và gia súc phục vụ cho thị trường các xã vùng ngoài của huyện Kỳ Anh. Ngoài ra, cơ sở của anh còn giải quyết việc làm cho 4- 5 lao động. Để đáp ứng được yêu cầu vệ sinh thực phẩm và vệ sinh môi trường, anh đã xây dựng hệ thống cơ sở vật chất kỷ thuật đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và quy định về điều kiện cơ sở giết mổ tập trung theo quy hoạch. Từ khi cơ sở đi vào hoạt động đã thu hút được các điểm giết mổ nhỏ lẽ trên địa bàn, không còn cơ sở giết mổ nào hoạt động lén lút trên địa bàn các xã vùng ngoài của huyện Kỳ Anh.
Ảnh: Mô hình lò giết mổ gia súc tập trung của anh Lê Đăng Vũ ở xã Kỳ Bắc, huyện Kỳ Anh.
Không chỉ giúp đỡ đoàn viên thanh niên vơi bớt khó khăn về nguồn vốn sản xuất, CLB thanh niên giúp nhau phát triển kinh tế còn là nơi các thành viên chia sẻ kinh nghiệm, tìm hướng làm ăn hiệu quả, đẩy mạnh phong trào phát triển kinh tế tại địa phương. Với mong muốn tạo lập sự nghiệp tại quê hương, anh Lê Ngọc Đồng, ở xã Kỳ Tân, huyện Kỳ Anh lại tìm cho mình một hướng đi riêng bằng mô hình chăn nuôi lợn theo hướng liên kết. Sau khi đi xuất khẩu trở về địa phương, anh đã bắt tay xây dựng mô hình kinh tế chăn nuôi. Nhờ được sự quan tâm, hổ trợ của các cấp, các nghành. Đến nay, mô hình chăn nuôi lợn của anh bình quân mỗi năm cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/ năm. Ngoài chăn nuôi lợn, anh còn chăn nuôi bò, gà… Đây là một trong những điển hình trong câu lạc bộ thanh niên làm kinh tế huyện Kỳ Anh.
Ảnh: Mô hình nuôi bò nhốt của anh Trần Công Toản ở xã Kỳ Bắc.
Chỉ mới tham gia câu lạc bộ thanh niên làm kinh tế, song anh Trần Công Toản ở xã Kỳ Bắc, huyện Kỳ Anh lại đầu tư vào mô hình chăn nuôi bò nhốt. Để phục vụ cho phát triển phục vụ phát triển chăn nuôi, anh đã đầu tư nuôi bò lai sind và trồng cỏ phục vụ phát triển chăn nuôi. Nhờ áp dụng đúng quy trình kỷ thuật trong chăn nuôi, hiện đàn bò của anh phát triển tốt, bình quân mỗi năm cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/ năm, góp phần tạo việc làm và nâng cao nguồn thu nhập cho gia đình
Phát huy tiềm năng về đất đai, đồi núi, trong thời gian qua, nhiều đoàn viên thanh niên ở huyện Kỳ Anh đã biết khai thác nguồn lợi về đất đai để phát triển chăn nuôi gia cầm. Trong đó, nhiều mô hình chăn nuôi gà thả vườn với quy mô lớn đã được nhân rộng. Tiêu biểu như mô hình nuôi gà thả vườn của anh Nguyễn Văn Hòa ở xã Kỳ Tân với quy mô hơn 1.000 con gà.  Sau khi trừ các khoản chi phí, anh còn thu lãi hơn 50 triệu đồng.
Ảnh: Mô hình chăn nuôi gà của anh Nguyễn Văn Hòa, ở xã Kỳ Tân.
Hay như mô hình của anh Nguyễn Văn Duẫn ở xã Kỳ Sơn, được sự hổ trợ 10 triệu của Câu lạc bộ kinh tế thanh niên huyện Kỳ Anh. Anh đã mạnh dạn đầu tư xây dựng hệ thống chuồng trại khép kín đầu tư xây dựng mô hình kinh tế tổng hợp như nuôi gà thả vườn, chăn nuôi lợn rừng….Sau khi trừ các khoản chi phí, bình quân mỗi năm còn cho thu nhập hàng chục triệu đồng.
Ảnh: Mô hình chăn nuôi gà của anh Nguyễn Văn Duẫn, ở xã Kỳ Sơn.
Song song với phát triển kinh tế theo hướng sản xuất, chăn nuôi, nhiều hội viên trong câu lạc bộ kinh tế thanh niên huyện Kỳ Anh còn đứng ra thành lập các hợp tác xã vệ sinh môi trường thu gom, xử lý rác thải. Tiêu biểu như hợp tác xã môi trường xã Kỳ Thư do anh Võ Nguyên Giáp  làm chủ nhiệm. Sau hơn 2 năm đi vào hoạt động, hợp tác xã môi trường của anh không còn góp phần giúp địa phương hoàn thành tiêu chí Vệ sinh môi trường trong xây dựng Nông thôn mới mà còn góp phần xây dựng đường làng ngõ xóm xanh- sạch- đẹp trong phong trào xây dựng Nông thôn mới.

Ảnh: Mô hình hợp tác xã môi trường của anh Võ Nguyên Giáp ở xã Kỳ Thư.

Xây dựng Câu lạc bộ ngày càng vững mạnh.

Sau hơn 6 tháng đi vào hoạt động song Câu Lạc bộ kinh tế thanh niên huyện Kỳ Anh đã từng bước đi vào hoạt động có hiệu quả. Nét nổi bật nhất của CLB là tạo nguồn vốn vay và định hướng cho các thành viên sử dụng đúng mục đích.Trong đó, Câu lạc bộ kinh tế thanh niên huyện Kỳ Anh tập trung vào các lĩnh vực hổ trợ các đoàn viên thanh niên về khoa học kỷ thuật, bao tiêu sản phẩm, cung ứng con giống và hổ trợ các chính sách vay vốn trong xây dựng Nông thôn mới. Ngoài ra, Câu lạc bộ còn hổ trợ con giống cho các đoàn viên thanh niên có hoàn cảnh khó khăn, trao tặng quà cho các gia đình thương binh, liệt sỹ, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn. Đến thời điểm này, Câu lạc bộ kinh tế thanh niên huyện Kỳ Anh đã thu hút 28 thành viên tham gia ở 21 xã. Để câu lạc bộ không ngừng phát triển, hiện nay, Câu lạc bộ đang hướng tới xây dựng mỗi xã từ 2- 3 mô hình kinh tế thanh niên. Bên cạnh đó, CLB cũng thường xuyên liên hệ với các trung tâm khuyến nông, công ty phát triển về nông nghiệp có uy tín, kỹ sư nông nghiệp… để hỗ trợ kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi cũng như biện pháp phòng, trừ sâu bệnh trên cây trồng, vật nuôi cho các thành viên trong CLB. Không chỉ phát triển kinh tế, CLB còn chú trọng đến công tác đền ơn đáp nghĩa, và thường xuyên phát động phong trào thanh niên đóng góp kinh phí và ngày công xây dựng nông thôn mới tại địa phương.Đây được xem là hướng đi mới trong động viên, khuyến khích đoàn viên thanh niên vươn lên phát triển kinh tế, làm giàu chính đáng trên quê hương Kỳ Anh.
Ảnh: Mô hình nuôi chim bồ câu Pháp của anh Trần Anh ở xã Kỳ Bắc.
Với tinh thần xung kích của tuổi trẻ, Câu lạc bộ thanh niên kinh tế huyện Kỳ Anh đã tạo điều kiện cho hội viên phát triển kinh tế, xây dựng được nhiều mô hình hay, cách làm hiệu quả; góp phần tích cực vào công cuộc giảm nghèo mà còn tạo niềm tin, góp phần giúp đoàn cơ sở thu hút, tập hợp đoàn viên, thanh niên tham gia sinh hoạt đoàn. Đồng thời, giúp cho đoàn viên thanh niên nâng cao được thu nhập, từng bước vươn lên ổn định cuộc sống. Từ đó, thúc đẩy các phong trào hoạt động của Câu lạc bộ phát triển mạnh mẽ, góp phần đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới.

Tác giả bài viết: Mạnh Hải, Phạm Tuấn

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP