Thiết mộc lan
Cây thiết mộc lan được nhiều gia đình lựa chọn làm cây cảnh trang trí nhà cửa. Ảnh minh họa. |
Về đặc điểm, thiết mộc lan có lá màu xanh, sọc trắng ở giữa. Hoa của thiết mộc lan có màu trắng hoặc vàng nhạt, hương thơm ngào ngạt. Nó là loại cây bụi phát triển chậm với các lá dài.
Theo kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả Đại học Lâm nghiệp, khả năng hấp thụ khí toluen sau 24 giờ tiếp xúc (tính trên một đơn vị diện tích bề mặt lá) của thiết mộc lan là 1.3 µg/cm2 và 2,7 µg/cm2 sau 72 giờ tiếp xúc.
Bên cạnh đó, theo phong thủy, thiết mộc lan là loài cây có thể hấp thu những luồng khí xấu, xua đi điều rủi ro và đem lại tài lộc, may mắn. Không chỉ giúp nhà bạn có hương sắc ngào ngạt thiết thiết mộc lan còn có tác dụng thanh lọc không khí rất tốt.
Cây dương xỉ
Dương xỉ có không ít công dụng thú vị mà bạn không biết tới. Ảnh: Internet. |
Cây xương xỉ là loại cây mọc khá nhiều trong tự nhiên và cả các khu vực khe nước, bồn cây trong thành phố. Chính vì vậy mà nhiều người chẳng còn xa lạ đối với loại cây này. Cứ tưởng là cây dại nhưng loại cây này có khả năng hút khí độc. Bởi vậy, ngày nay nhiều người trồng cây dương xỉ trong nhà để thanh lọc không khí.
Cây mọc dương xỉ bò dài, dựng đứng ở đầu, lá mọc dạng trái xoan nhọn hai đầu, gốc có bẹ ôm thân, mềm. Cây dương xỉ có thể hút khí aldehyde formic.
Cây dừa cảnh
|
Cây dừa cảnh hấp thụ tới 90% lượng hóa chất độc hại như benzen. Không gian sáng và có ánh nắng là môi trường sống hoàn hảo cho loại cây này phát triển.
Trồng cây dừa cảnh trong nhà giúp không khí trở nên trong lành hơn và bạn có một không gian sống an toàn. Không chỉ vậy, dừa cảnh còn giúp công việc làm ăn của chủ nhà được thuận buồm xuôi gió, phát lộc, phát tài.
Cây cọ cảnh
Cây cọ cảnh có khả năng hút khí benzen và khí formaldehyde. Ảnh: Internet. |
Cọ cảnh là cây thân cột, mọc đơn độc, lá cây có dạng to tròn, xòe ra xanh rợp. Đặc biệt, cây cọ Nhật có tác dụng tạo mỹ quan cho văn phòng. Có thể làm cây cảnh cho quán cafe, khách sạn, khu nghỉ dưỡng nhằm tạo bóng mát cho khách hàng.
Cây còn có thể loại bỏ các chất độc hại từ môi trường sống, giúp thanh lọc không khí trong nhà. Ngoài ra, cọ cảnh còn thể đuổi một số loại côn trùng muỗi, côn trùng, gián,…
Loại cây này còn có thể hút khí nóng tỏa nhiệt từ các thiết bị điện tử. Làm cho bầu không khí trở nên dịu mát.
Cọ cảnh là loài cây rất ưa nắng, nếu trồng cọ cảnh trong nhà thì bạn nên thường xuyên đưa cây ra ngoài hứng nắng. Đây cũng là loài cây có khả năng chịu hạn khá tốt nên mỗi tuần bạn chỉ cần tưới nước cho cây 2 lần.
Tác giả: Trúc Chi (tổng hợp)
Nguồn tin: nguoiduatin.vn