|
Khi đang ngủ trên giường bé H. X. L. đột nhiên tỉnh giấc và kêu đau vùng lưng, kiểm tra và thấy trên hai vai và lưng bé sưng đỏ, ngay lập tức bố mẹ bé đã đưa bé tới Bệnh viện đa khoa Hùng Vương để được Bác sỹ thăm khám.
Theo các Bác sỹ Khi bị côn trùng cắn một số trẻ nhỏ nhạy cảm hoặc dị ứng với vết cắn, đốt của côn trùng, trẻ có thể có những phản ứng dị ứng nghiêm trọng. Nó được gọi là sự mẫn cảm của trẻ nhỏ và có thể gây ra một số vấn đề:
Sưng tấy quanh vùng bị cắn; nôn, tiêu chảy, gặp vấn đề hô hấp, chóng mặt, mệt mỏi, uể oải, mạch đập nhanh, đổ mồ hôi.
Sự mẫn cảm đó có thể là một mối đe dọa rất nguy hiểm. Gọi cấp cứu hoặc đưa trẻ đến viện nếu trẻ có bất cứ biểu hiện nào phía trên. Trong lúc chờ đợi sự trợ giúp y tế, hãy để trẻ nằm xuống với phần cơ thể bị cắn để phía dưới tim (nếu có thể), giữ trẻ bình tĩnh và đắp chăn cho trẻ.
Hiện tại bé đang được điều trị tại khoa hồi sức cấp cứu Bệnh viện đa khoa Hùng Vương.
Bố mẹ cần đặc biệt chú ý trước khi cho trẻ đi ngủ, kiểm tra chăn, màn, chiếu, giường để loại bỏ vật nguy hiểm và các loại côn trùng. Thường xuyên dọn dẹp nhà cửa, phát quang bụi cây cở xung quanh nhà, không nên để thưc ăn roi vãi trên giường tránh thu hút côn trùng.
Khi không may trẻ bị côn trùng cắn hoặc chui vào tai, mũi…cần nhỏ nước muối sinh lý vào tai, mũi làm côn trùng chết sau đó đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được các Bác sỹ can thiệp. Không nên cố gắng lấy các dụng cụ thông thường để lấy dị vật vì có thể vô tình đẩy dị vật vào sâu và làm tổn thương trẻ.
Rết là một côn trùng độc hại, rết có một cặp vuốt ở vùng miệng có chứa chất độc, khi cắn chất độc sẽ theo vuốt đi vào trong cơ thể nạn nhân và gây nhức đầu, sốt, buồn nôn, co giật và thận chí là hôn mê. Rết càng lớn thì lượng chất độc bơm vào cơ thể sau mỗi lần cắn càng nhiều và có thể gây nguy hiển đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.
Khi bị rết cắn đối với trường hợp 1: Rết cắn chỉ gây ra vết thương nhỏ, không có chất độc bơm vào cơ thể. Chúng ta có thể dung một ít dầu gió bôi vào vết thương là được.
Đối với trường hợp 2: Nạn nhân đã bị nhiễm độc của rết và các chất độc trong cơ thể gây ra hiện tượng ngộ độc chúng ta có thể dùng những cách sau:
Khi bị rết cắn, trước hết phải lấy vải, dây hay kiếm cái gì có thể buộc được để buộc vào phía trên vết cắn (thắt ga-rô) để hạn chế nọc rết truyền về tim. Sau đó đưa đến cơ sở y tế gần nhất.
Một số mẹo dân gian điều trị khi bị rết cắn:
Tỏi giã nát để đắp, rất nhanh hết đau nhức.
Hạt cây hoa mào gà nhai nhỏ hoặc giã nhuyễn, uống nước cốt còn bã đắp vào nơi rết cắn.
Rau sam một nắm rửa sạch, giã nát, đắp vào chỗ rết cắn.
Củ gấu rửa sạch, giã nát để đắp.
Vừng hạt một nhúm nhỏ, nghiền nát, đắp vào vết thương.
Lá bạc hà một nắm rửa sạch, giã nát để đắp.
Hạt mướp đắng rửa sạch, giã nhuyễn để đắp hoặc thêm ít dấm rồi cho vào miệng ngậm, nuốt nước từ từ, bã đắp vào chỗ đau.
Cọng khoai môn tước bỏ vỏ, giã nhuyễn, trộn với cặn dầu dừa và vôi ăn trầu, đắp vào vết cắn, rất mau khỏi.
Dùng rau húng chanh hay tỏi giã nhuyễn, trộn với cặn dầu dừa và vôi ăn trầu đắp vào vết cắn.
Lá ớt giã nhỏ, đắp vào vết thương cho đến khi hết đau nhức, ngày đắp 1-2 lần cho đến khi khỏi.
Tác giả: Khánh Ngọc
Nguồn tin: Báo Infonet