Trung Quốc

TQ biến đảo Phú Lâm thành căn cứ không quân và hải quân?

Đảo Phú Lâm nhìn từ trên cao. Ảnh East News/ Xinhua/Sipa USA

Các phương tiện truyền thông Trung Quốc đã công bố bức ảnh đường băng mới xây dựng trên hòn đảo Phú Lâm (tên Trung Quốc là Vĩnh Hưng) thuộc quần đảo Hoàng Sa. Tại đó, Trung Quốc giờ có thể bố trí các máy bay, nâng cao khả năng quốc phòng của nước này trong khu vực, theo Tiếng nói nước Nga.

Báo Nga: Trung Quốc biến đảo Phú Lâm thành căn cứ hỗn hợp không quân và hải quân?

Theo đánh giá của các chuyên viên phân tích quân sự, câu chuyện đường băng hẳn là sẽ không chỉ dừng lại ở đó. Việc xây dựng vẫn tiếp diễn trên đảo Phú Lâm, trong đó có cả xây dựng cầu cảng dành cho tàu chiến và những chủ thể khác. Có mọi dấu hiệu cho thấy rằng Trung Quốc có thể biến hòn đảo này trên Biển Đông thành một quần thể căn cứ hỗn hợp không quân và hải quân.
Trước đó trong phương tiện truyền thông Trung Quốc và nước ngoài đã xuất hiện thông báo về kế hoạch xây dựng căn cứ ở khu vực nhóm ba rạn đá Chữ Thập (tên Trung Quốc là Vĩnh Thử).
Thời gian gần đây, Trung Quốc đã triển khai số lượng lớn hoạt động bồi tạo trong khu vực rạn san hô cách bờ biển Việt Nam 250 dặm mà Hà Nội luôn tuyên bố là thuộc chủ quyền Việt Nam.
Được biết, kích thước của đảo nhân tạo ít nhất cũng sẽ gấp hai lần kích thước căn cứ quân sự Mỹ trên đảo Diego Garcia ở Ấn Độ Dương. Trong tương lai, ở đây sẽ xuất hiện sân bay quân sự Trung Quốc với đầy đủ chức năng.
Việc thực thi đề án sẽ tạo điều kiện cho Trung Quốc có cơ hội mở rộng qui mô vùng nhận dạng phòng không khu vực Biển Đông. Mà việc tạo lập một vùng tương tự trong không gian phía trên Biển Đông thì Bắc Kinh đã công bố từ tháng 11 năm ngoái.
Như vậy, Trung Quốc đang ngày càng ráo riết phô trương về “lợi ích chiến lược” của mình trong khu vực tranh chấp. Ban lãnh đạo Trung Quốc chính thức công bố chính sách biến nước này thành một cường quốc đại dương.
Thực tế gia tăng hiện diện quân sự ở Biển Đông, nơi có những tuyến đường hàng hải quan trọng, là tương ứng với khái niệm này. Nhưng hành động của Trung Quốc đang gây ra phản ứng chống đối gay gắt từ các nước trong khu vực, mà trước hết là từ Việt Nam.
Tranh chấp bùng phát trong quan hệ giữa Bắc Kinh và Hà Nội đe dọa nghiêm trọng sự bình ổn của khu vực, nảy sinh câu hỏi là, mâu thuẫn của các bên sẽ đi xa đến đâu, Giáo sư Dmitry Evstafiov nói với phóng viên đài “Tiếng nói nước Nga”.
“Hiện thời tôi không thấy dấu hiệu nào chứng tỏ tình hình xung quanh quần đảo Hoàng Sa sẽ chuyển sang quĩ đạo thuần túy vũ lực”, Gs. Evstafiov nói.
Dù đang phát triển nhanh Trung Quốc ngày nay vẫn không đủ khả năng để đồng thời xoay xở đối phó trong hai tình huống gắn với tranh chấp lãnh thổ.
Không nên quên thực tế là có xung đột trong tranh chấp với Nhật Bản trên biển Hoa Đông xung quanh quần đảo Điếu Ngư (tiếng Nhật là Senkaku). và Trung Quốc đặc biệt cần tính đến yếu tố thực tế là Hoa Kỳ tuyên bố ủng hộ các nước tranh chấp với Trung Quốc trên Biển Đông”.
Theo quan điểm của vị giáo sư người Nga, cả hai tình huống tranh chấp sẽ duy trì ở trạng thái âm ỉ. Bùng phát nóng nhất là những hoạt động phản đối khi một bên trắng trợn phô trương hiện diện kinh tế trong vùng biển tranh chấp, kiểu như dàn khoan dầu mà Trung Quốc hạ đặt hồi tháng Năm-tháng Bảy gần quần đảo Hoàng Sa. Điều quan trọng là không để cuộc xung đột chuyển sang vòng xoáy của giới quân sự.
Các quan sát viên lưu ý rằng tin tức về việc xây dựng đường băng xuất hiện trên trang web của Tân Hoa Xã và các cổng thông tin khác của Trung Quốc ngay lập tức sau khi công bố giảm nhẹ cấm vận vũ khí của Mỹ với Việt Nam.
Nga không phải là thành viên cuộc tranh chấp ở Biển Đông, vì thế Moscow không đứng về bên nào. Dù sao chăng nữa, như tuyên bố của Thứ trưởng Ngoại giao Nga Igor Morgulov, Moscow cho rằng sự can thiệp của nước thứ ba vào việc giải quyết tranh chấp lãnh thổ trong khu vực quan trọng này là không cần thiết và phản xây dựng.

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP