Hương Sơn

Những ngôi làng bị Hà Bá “nuốt”

Dọc sông Ngàn Phố (huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh), đặc biệt từ xã Sơn Kim 1 tới xã Sơn Long, nhiều đoạn bờ bị sạt lở hết sức nghiêm trọng.

Cơn lũ quét năm 2002 đã cướp từ người dân ven sông Ngàn Phố nhiều đất đai, hoa màu và nhà cửa. Và tình trạng này cứ lặp đi lặp lại trong vài năm qua.Anh Trần Trung Sơn – một người dân trú tại xóm 14, xã Sơn Ninh nói vườn nhà anh trước kia ở ngoài sông, “dời ba lần nhà rồi mà vẫn chưa thấy an cư”.Ông Ngô Sỹ Đình (xóm 14, xã Sơn Ninh), một lão nông đã gắn bó lâu năm với mảnh đất này cho rằng chuyện sông đổi dòng, lấn đất “xưa như diễm, chỉ có việc là các chú nhà báo không biết mà thôi. Vào những năm 90, người dân chúng tôi đã phải đối mặt với cảnh “sông nuốt làng” nhưng chưa đến nỗi nặng nề như bây giờ”.Còn ông Nguyễn Văn Hạ, Phó Chủ tịch xã Sơn Ninh thống kê xã có hơn 5km tiếp giáp với dòng sông, thì có đến 2/3 diện tích tiếp giáp trên bị sạt lở nghiêm trọng, nhiều chỗ bị khoét sâu lên đến 500 – 700m. Nhiều hộ đã di chuyển đi chổ khác hoặc phải lên núi làm nhà tạm ở. Ngoài Sơn Ninh, thì các xã Sơn Thịnh, Sơn Bằng, Sơn Kim 1 và Thị trấn Tây Sơn… ít cũng có trên km bờ sông bị sạt lở còn nhiều thì vai ba km.

Nhiều đoạn đường bị sông

Nhiều đoạn đường bị sông “ngoạm” chỉ còn thế nàyChính quyền huyện Hương Sơn cũng như tỉnh đã có nhiều giải pháp nhằm khắc phục triệt để vấn đề này.Nhưng hiện dự án xây kè sông vẫn nằm trên giấy, giải pháp di dời dân sang khu vực khác (2008 -2015) vẫn đang còn dậm chân tại chỗ. Đến thời điểm này, toàn huyện mới chỉ di dời được 4 hộ, trong khi số cần đi nơi là khoảng gần 1,5 nghìn hộ. Ông Nguyễn Quang Thọ, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện cho biết: “Chúng tôi đã có tờ trình lên cấp có thẩm quyền hơn để giải quyết, nhưng việc xin dự án chỉ đã khó khăn, còn việc thực hiện càng khó khăn gấp bội”.


Theo ông Thọ, “để kè km bờ sông trung bình cũng mất khoảng 10 tỷ đồng”, trong khi có đến cả chục km sông đang bị xói lở nghiêm trọng, cần được khắc phục ngay.Ông Bùi Lê Bắc, Trưởng Ban đê điều Hà Tĩnh khẳng định, sông Ngàn Phố bị sạt lở nghiêm trọng và thay đổi dòng liên tục là do nạn chặt phá rừng đầu nguồn dữ dội và do thi công các công trình xây dựng không hợp lý.

Còn nguyên nhân thực sự của việc sạt lở, chúng tôi sẽ đưa ra ở bài viết tiếp theo.

Bà cụ Tứ bên

Bà cụ Tứ bên “lô cốt” vừa được dựng bằng tre của mình

7.jpg

Bí thư Đảng ủy xã Sơn Thịnh, anh Nguyễn Hữu Đông, nói “cứ đà này thì lấy đâu ra đất mà tái định cư”.

Di dời quá nhiều lần, nhiều hộ dân không có tiền mà dựng nhà kiên cố

Di dời quá nhiều lần, nhiều hộ dân không có tiền mà dựng nhà kiên cố

Trần Nghệ

Bee

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP