Kinh tế

ĐHCĐ Masan Resources: Đổi tên và công bố chiến lược Vươn ra toàn cầu

HĐQT Công ty CP Tài nguyên Masan (Masan Resources) đã quyết định đổi tên thành Masan High-Tech Materials và quyết định phân chia lợi nhuận cho các cổ đông bằng cách phát hành cổ phiếu với tỷ lệ là 10%.

Tại Đại hội, một số kết quả kinh doanh nổi bật của Công ty đã được trình bày như: Thương vụ mua lại nền tảng kinh doanh Vonfam của Tập đoàn H.C Starck sẽ mang lại cho Công ty các trung tâm sản xuất tiên tiến ở mỗi khu vực thị trường trọng yếu như NAFTA, EU và APAC với các cơ sở sản xuất tại Đức, Canada và Trung Quốc; một nền tảng công nghệ tái chế đẳng cấp thế giới, vừa có thể mở rộng và nhân rộng ra mọi địa điểm cơ sở kinh doanh.

Các cổ đông tham dự đại hội thường niên của MSR, nay là Masan High-Tech Materials.

Hiện nay, với việc kết hợp giữa dòng sản phẩm hiện có và sản phẩm mở rộng, Công ty có thể tạo vị thế vững vàng do có lợi nhuận kinh doanh từ nhu cầu ngày càng tăng trong tương lai với các dòng sản phẩm của mình như các vật liệu công nghệ cao dùng để hỗ trợ những tiến bộ công nghệ; đáp ứng các nhu cầu cơ sở hạ tầng công nghiệp về sự đô thị hóa nhanh chóng tại nhiều nước đang phát triển; và phục vụ các chương trình nâng cấp, cải tạo cơ sở hạ tầng tại các nước phát triển.

Ông Craig Bradshaw - Công ty Cổ phần Masan High-Tech Material phát biểu tại Đại hội. Ảnh: MSN.

Phát biểu vào đầu Đại hội, ông Craig Eichard Bradshaw - Tổng giám đốc - nhắc lại diễn biến chiến tranh thương mại trong năm 2019 đã gây ra khó khăn đối với nhiều ngành nghề, trong đó có lĩnh vực nguyên liệu, bao gồm Vonfram. Khi đại dịch Covid-19 xảy ra trong năm 2020 đã càng gây ra nhiều khó khăn hơn nữa. Tuy nhiên, MSR đã tìm ra hướng giải quyết và ngay lúc này đã quyết định “Go global” (vươn ra toàn cầu) sau khi mua lại thành công nền tảng Vonfram của H.C.Starch.

"Tính đến nay, MSR đã sở hữu tổ hợp chế biến tại Đức, Canada, Trung Quốc. Khi có những cơ sở này, Công ty có nhiều cơ hội hơn để mở rộng danh mục sản phẩm công nghệ cao, nhằm phục vụ các ngành công nghiệp như: Hàng không, quốc phòng, hàng không vũ trụ, hóa chất, khai khoáng, xây dựng, robot, năng lượng, ô tô…", ông Craig Eichard Bradshaw chia sẻ thêm.

Ông Danny Le - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Masan High-Tech Material phát biểu tại Đại hội. Ảnh: MSN.

Năm 2019, doanh thu thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đạt 4.706 tỷ đồng, giảm 31% so với năm 2018, phản ánh môi trường kinh doanh đầy khó khăn, thử thách trong năm 2019. Nhu cầu toàn cầu suy yếu, khối lượng sản xuất sụt giảm cùng với ảnh hưởng lớn bởi cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc đã khiến giá các hàng hóa của Công ty giảm xuống trong suốt năm qua. Sản phẩm Vonfam và Bismut còn chịu tác động bởi việc bán một lượng lớn hàng dự trữ của sàn giao dịch Fanya tại Trung Quốc trong tháng 9 năm 2019. Giá trung bình trong năm của các sản phẩm Vonfram, Florit, Đồng và Bismut bị giảm xuống lần lượt là 22%, 3%, 8% và 32%.

Công ty duy trì lượng cấp liệu đầu vào Nhà máy chế biến Núi Pháo ở mức 3,78 triệu tấn, giảm 2,8% so với kỷ lục đạt được năm 2018 là 3,89 triệu tấn. Để bù đắp lại một phần tác động của việc giá thành và sản lượng sụt giảm, Công ty đã tập trung vào việc kiểm soát chi phí, nên đã cắt giảm được 12% chi phí tiền mặt, tương đương khoảng 14 triệu USD, so với cùng kỳ năm trước. Trong năm 2019, Công ty đã dàn xếp xong vụ kiện kéo dài với Jacobs E&C Australia Pty Ltd.

Nhà máy khai thác khoáng sản của Masan Resources tại Núi Pháo, Đại Từ Thái Nguyên

Cơ sở chế biến khoáng sản hiện đại của MSR ở Thái Nguyên

Để bù đắp một phần tác động giá bán giảm, công ty đã tập trung tiết kiệm chi phí, cắt giảm được 12% chi phí tiền mặt, tương đương 14 triệu USD so với năm trước. Cũng trong năm, công ty đã dàn xếp thành công vụ kiện kéo dài với Jacobs E&C Australia Pty Ltd.

Điểm nhấn thực hiện kế hoạch này được giới thiệu với cổ đông tại Đại hội đồng cổ đông (ĐHCĐ) của MSR năm nay chính là thương vụ mua lại nền tảng kinh doanh Vonfram của Tập đoàn H.C Starck được công bố vào ngày 10/6. Đây là thương vụ sẽ mang lại cho MSR các trung tâm sản xuất tiên tiến ở mỗi khu vực thị trường trọng yếu như NAFTA, EU, APAC với các cơ sở sản xuất tại Đức, Canada và Trung Quốc.

Nhà máy HCS ở Đức vừa được MSR mua lại nền tảng kinh doanh vào ngày 10/6 vừa qua.

Đây cũng là nền tảng công nghệ tái chế đẳng cấp thế giới, vừa có thể mở rộng và nhân rộng ra mọi địa điểm cơ sở kinh doanh, giúp MSR có thể tạo vị thế vững vàng do có lợi nhuận kinh doanh từ nhu cầu ngày càng tăng trong tương lai với các dòng sản phẩm của mình như các vật liệu công nghệ cao dung để hỗ trợ những tiến bộ công nghệ, đáp ứng các nhu cầu cơ sở hạ tầng công nghiệp về sự đô thị hóa nhanh tại nhiều nước phát triển…

Thương vụ mở ra những kế hoạch mới để MSR cải thiện tình hình kinh doanh sau một năm 2019 đầy sóng gió.

Tổ hợp sản xuất H.C.Starck ở Sarnia Canada. Ảnh: MSN.

Về kế hoạch 2020, dựa trên tình hình hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính hiện tại của Công ty và đà phục hồi hình chữ V của các thị trường toàn cầu trong nửa sau năm 2020, MSR ước lợi nhuận hợp lý về dự báo như sau: Về doanh thu thuần sẽ đạt 8.000 tỷ đồng (kịch bản thấp), 9.000 tỷ đồng (kịch bản cao); tương ứng với lợi nhuận sau thuế phân bổ cho cổ đông đạt là 200 tỷ đồng và 500 tỷ đồng.

Tại đại hội, cổ đông đã thông qua phương án chào bán riêng lẻ, với tổng số cổ phần phát hành không qua 9,99% tổng số cổ phần đang lưu hành của MSR cho không quá 5 nhà đầu tư. Thời điểm phát hành trong năm 2020 hoặc trước ĐHCĐ 2021 với giá phát hành không thấp hơn giá trị sổ sách đã được kiểm toán gần nhất.

Đồng thời, cổ đông cũng thông qua tờ trình phân chia lợi nhuận 2019 theo phương án không chia cổ tức. Như vậy, lợi nhuận chưa phân phối của MSR hiện vẫn ở mức hơn 2.700 tỷ đồng.

Cũng tại đại hội, cổ đông của MSR đã chấp thuận việc từ nhiệm của TS. Nguyễn Đăng Quang (Chủ tịch HĐQT của Tập đoàn Masan) khỏi Hội đồng quản trị của MSR.

Tác giả: Thu Trang

Nguồn tin: Antt.nguoiduatin.vn

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP