Ông Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo |
Tài sản chung trong hôn nhân của vợ chồng Đặng Lê Nguyên Vũ (48 tuổi, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty CP Tập đoàn Trung Nguyên) và Lê Hoàng Diệp Thảo (46 tuổi) lên đến hàng ngàn tỉ đồng. Kèm theo đó, tiền đóng án phí trong việc “tranh chấp ly hôn” này cũng không phải nhỏ.
Theo đơn khởi kiện xin ly hôn ban đầu và bổ sung nhiều lần, bà Lê Hoàng Diệp Thảo yêu cầu được chấm dứt hôn nhân với ông Đặng Lê Nguyên Vũ, phân chia tài sản chung trong hôn nhân về bất động sản, cổ phần, phần vốn góp được bà Thảo ước tính hơn 2.500 tỉ đồng.
Tuy nhiên, sau đó ông Đặng Lê Nguyên Vũ có đơn phản tố, thì lộ diện một số tài sản chung khác không được bà Thảo đề cập. Theo con số ước tính của ông Vũ, tài sản chung của vợ chồng lên đến hơn 8.400 tỉ đồng.
Cụ thể, về bất động sản, các bên thống nhất chia đôi trước 13/26 bất động sản chung, trị giá khoảng 725 tỉ đồng. 13 bất động sản còn lại sẽ giải quyết sau khi một trong hai bên có yêu cầu, vì còn vướng pháp lý.
Về tiền mặt, ngoại tệ, vàng trong các ngân hàng được tòa xác minh, thì giá trị được làm tròn khoảng 2.109 tỉ đồng.
Ngoài ra, 7 công ty thuộc Tập đoàn Trung Nguyên gồm: Công ty CP Đầu tư Trung Nguyên, Công ty CP Tập đoàn Trung Nguyên, Công ty CP cà phê Trung Nguyên, Công ty CP hòa tan Trung Nguyên, Công ty CP Trung Nguyên Franchise, Công ty TNHH du lịch Đặng Lê, Công ty TNHH Vũ Nguyên Đắk Nông, thì giá trị cổ phần, phần góp vốn của vợ chồng “vua cà phê” được xác định khoảng 5.654 tỉ đồng.
Cách tính án phí như thế nào?
Với tổng giá trị tài sản chung các bên có sự khác nhau, vậy cách tính án phí trong việc tranh chấp hôn nhân sẽ được giải quyết ra sao?
Luật sư (LS) Hoàng Hữu Nhân (Đoàn LS TP.HCM) cho biết án phí trong vụ án hôn nhân gia đình sẽ căn cứ vào danh mục án phí tại Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hộ khóa 14, để tính.
Về nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án hôn nhân gia đình, LS Nhân cho hay khoản 5 Điều 27 Nghị quyết 326 quy định các đương sự có tranh chấp việc chia tài sản chung của vợ chồng, thì ngoài việc chịu án phí dân sự sơ thẩm hôn nhân gia đình 300.000 đồng, còn phải chịu án phí đối với phần tài sản có tranh chấp mà họ được chia theo phán quyết của tòa.
“Như vậy, sau này khi HĐXX tuyên ông Vũ, bà Thảo được hưởng bao nhiêu trong khối tài sản chung, thì các bên phải có nghĩa vụ chịu án phí dựa trên tài sản được hưởng”, LS Nhân cho biết.
“Đồng thời, án phí đối với tranh chấp tài sản về hôn nhân và gia đình, sẽ tùy vào giá trị để có mức thu cụ thể. Trong việc tranh chấp hôn nhân của vợ chồng Trung Nguyên, vì giá trị tài sản của họ đều từ trên 4 tỉ đồng, nên mức thu sẽ được tính: 112 triệu đồng (căn cứ danh mục án phí tại Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14) + 0,1% (tỷ lệ tăng thêm) của phần giá trị tài sản tranh chấp vượt 4 tỉ đồng”, LS Nhân phân tích.
Ngoài ra, LS Trần Mạnh Hùng (Đoàn LS TP.Hà Nội) cho biết sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa, thì tòa phải thông báo ngay cho người khởi kiện biết để họ đến tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí. Và mức tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm, tối thiểu không thấp hơn 300.000 đồng.
Về nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm, LS Hùng nêu cả nguyên đơn, bị đơn có yêu cầu phản tố đều phải nộp tiền tạm ứng án phí.
Giá tài sản làm cơ sở thu tạm ứng án phí 1. Giá tài sản làm cơ sở thu tạm ứng án phí được ưu tiên áp dụng theo thứ tự từ điểm a đến điểm đ khoản này như sau: |
Tác giả: Phan Thương
Nguồn tin: Báo Thanh niên