Sau những ngày vật lộn, gian nan bảo vệ các đầm tôm do ảnh hưởng nặng nề của cơn bão số 10 và đợt áp thấp nhiệt đới ngay sau đó, người nuôi tôm ở Hà Tĩnh đã bước vào vụ thu hoạch. Điều đáng mừng là giá tôm tăng cao so với đầu năm đã mang lại niềm vui lớn cho người nuôi.
Sóng gió liên tiếp ập về khi Formosa gây ra vụ xả thải, đầu độc biển miền Trung, khiến Công ty Growbest Hà Tĩnh, một nhà đầu tư nuôi tôm công nghệ cao đứng trước nguy cơ đổ bể. Khi không còn đường lùi, để tự cứu mình, cả trăm kỹ sư, công nhân đã cùng thực hiện một “canh bạc” quá nhiều rủi ro, mạo hiểm. Và “canh bạc” mong manh ấy đã cho thành quả ngọt ngào…
Chỉ sau một đêm bơm nguồn nước biển vào ao nuôi, bất ngờ sáng hôm sau, tôm trong ao chết sạch, nổi lềnh bềnh trên mặt nước. Không chỉ người nuôi cá lồng, cá bè mà người nuôi tôm ở khu vực ven biển Vũng Áng (Hà Tĩnh) cũng đang khóc ròng vì thiệt hại nặng nề.
Khu vực nuôi trồng thủy sản Suma (Thạch Bàn), vốn được xây dựng từ dự án “Hỗ trợ và phát triển thủy sản biển và nước lợ dựa vào cộng đồng” (gọi tắt là dự án Suma), do tổ chức phi chính phủ Đan Mạch tài trợ với tổng mức đầu tư trên 8 tỷ đồng nhằm giúp các hộ dân thoát nghèo bền vững. Tuy nhiên, do thiếu kỹ thuật, không đủ nguồn lực để đầu tư bài bản, nên hiệu quả không như mong đợi. Sau nhiều năm bỏ hoang, năm 2013, HTX Nuôi trồng thủy sản Diêm Hải thuê lại một phần nhỏ diện tích của dự án để nuôi trồng các loại thủy sản như: cua, cá, tôm. Nhờ mạnh dạn áp dụng công nghệ nuôi tôm tiên tiến, nên HTX gặt hái được thành quả ngay từ vụ đầu. Chỉ một thời gian ngắn, hàng chục hộ dân trong và ngoài xã Thạch Bàn kéo nhau về đây để đầu tư nuôi tôm thâm canh, vì vậy, từ một vài ha ban đầu, diện tích nuôi tôm đã phát triển lên 37 ha.