Cuộc đời nghiệt ngã của cháu bé có mẹ bị cha sát hại

Mẹ bị bố sát hại khi mới tròn 1 tuổi, cuộc đời của bé N.V.T đầy nghiệt ngã khi lớn lên trong cảnh mồ côi cả cha lẫn mẹ, thiếu vắng tình thương. Câu chuyện thương tâm của đứa bé ấy được bắt đầu từ một vụ án đầy oan nghiệt mà khi nhắc lại, ai cũng phải đau lòng.

Cô gái Hà Tĩnh 2 lần yêu nhầm Sở khanh: 4 tháng chung sống, lại ngã ngửa khi chồng hờ là kẻ mang lệnh truy nã

Cuộc tình thứ nhất tan vỡ, H nuốt tủi nhục, một mình sinh con. Trong thời gian này, H nhanh chóng mở lòng với người đàn ông khác. Thế nhưng, mang thai lần thứ 2, H một lần nữa đau đớn khi biết người mình yêu đã có gia đình, mang lệnh truy nã vì tội trộm cướp tài sản.

Nghệ An: Trưởng thôn 8X làm lại cuộc đời từ “bàn tay đen”

Phút bồng bột đã khiến Sinh phải trả giá những năm tháng tuổi trẻ trong 4 bức tường trại giam. Ra tù, vượt qua hoàn cảnh, bước qua nỗi mặc cảm của bản thân, Sinh quyết tâm đứng dậy. Giờ đây, chàng trai từng mang án ma túy là ông chủ trẻ, trưởng thôn và là đại biểu HĐND xã.

Cuộc đời sự nghiệp của danh nhân Đình nguyên thám hoa Phan Kính

Phan Kính sinh ngày 12 tháng 11 năm Ất Mùi tức ngày 06-12-1715 tại làng Vĩnh Gia, xã Lai Thạch, huyện La Sơn ( nay là xã Song Lộc, Huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh ). Ông sinh ra trong một nhà nho nghèo, thân phụ ông là cụ Phan Quán đỗ tam trường, được ban hàm thiếu doãn, mẹ là bà Nguyễn Thị Tuyên con gái cụ nho sinh họ Nguyễn Huy, thuộc dòng họ vọng tộc, khoa bảng ở làng Trường Lưu xã Lai Thạch nay là xã Trường Lộc, bà là em con chú của của danh nhân Nguyễn Huy Tựu( 1690 – 1750). Vợ Nguyễn Huy Tựu là chị gái của thân phụ Phan Kính, vì vậy Phan Kính gọi Nguyễn Huy Tựu vừa là cậu vừa là dượng.

Dấu ấn đẹp trong cuộc đời thí sinh Hà Tĩnh thi Hoa hậu Hoàn vũ 2015

Không là người mẫu nhưng với số đo khá lý tưởng và kinh nghiệm của 5 năm học múa, Trần Thị Huyền Trang đã gây ấn tượng trong các màn trình diễn, được giới chuyên nghiệp đánh giá khá cao. Song, tại đêm chung kết Cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2015, may mắn chưa mỉm cười với cô gái đến từ Hà Tĩnh…

Hà Tĩnh: Mỗi giọt máu cho đi – Một cuộc đời ở lại

Thời gian qua, phong trào hiến máu tình nguyện của tỉnh ta luôn nhận được sự quan tâm, hưởng ứng của đông đảo đoàn viên, thanh niên và các lực lượng trong xã hội. Số đơn vị máu được hiến từ các đợt tình nguyện không chỉ giúp cho người bệnh thoát khỏi cơn hiểm nghèo mà còn góp phần giải quyết khó khăn về tình trạng thiếu máu cấp cứu người bệnh tại các bệnh viện.

Cuộc đời vợ bầu Kiên ‘người đàn bà quyền lực’ qua lá số tử vi

Mỗi lần xuất hiện trước tòa, bà Đặng Ngọc Lan luôn thu hút mọi sự chú ý. Không chỉ bởi bà là vợ bầu Kiên, mà còn bởi nhan sắc mặn mà, quý phái ở người phụ nữ tuổi Nhâm Tý này. Được biết đến là “bóng hồng” duy nhất trong cuộc đời “bầu Kiên”, dư luận cũng muốn biết người phụ nữ quyền lực đằng sau “đại gia thất thế” này đã làm gì để chèo chống gia đình, cùng chồng vượt qua quãng thời gian khó khăn.

Lý Tự Trọng: vinh quang cuộc đời hoạt động cách mạng

Thân sinh Lê Văn Trọng là Lê Hữu Đài (quê xã Việt Xuyên, Thạch Hà). Nuôi chí lớn “thà chết chứ không chịu nhục mất nước”, để che mắt bọn thống trị và quân xâm lược, ông phải nhiều lần thay đổi tên, khi thì Lê Đạt, lúc thì Lê Khoan, Lê Văn Đức. Gặp lúc xã tắc lâm nguy, dân tình khốn đốn vì sự càn quét của thực dân, ông đã cùng họ hàng và những người cùng chí hướng rời quê sang bản Mạy sinh sống và tham gia Việt Nam quang phục hội, lập các “trại cày” trước để mưu sinh, sau là tạo vốn cho hội dưới sự hướng dẫn của Đặng Thúc Hứa, Đặng Thúc Kính… Tại đây, Lê Hữu Đài và Nguyễn Thị Sờm (quê Can Lộc) quen và cùng giúp nhau trong sản xuất, việc hội, rồi sớm nên duyên vợ chồng. Năm 1914, ông bà sinh con trai đầu lòng, đặt tên là Lê Văn Trọng.

TOP