Cụ thể, các báo vẫn chưa tích cực tham gia tuyên truyền các nội dung theo định hướng của tỉnh như tuyên truyền về các tổ chức, cá nhân điển hình, các gương người tốt việc tốt, các phong trào thi đua yêu nước.
Có những vấn đề rất cần sự vào cuộc của báo chí với những bài viết có tính chất tuyên truyền, giải thích, vận động nhân dân thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, hoặc nhiều vụ việc sai phạm của các tổ chức, cá nhân cần sự lên tiếng của báo chí để đánh giá sự việc một cách khách quan, bình ổn dư luận xã hội thì lại bị báo chí lãng quên vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Thậm chí còn có bài viết bênh vực cho cái xấu, dung túng cho hành vi vi phạm pháp luật.
Danh sách các phóng viên thường trú được công bố công khai trên Cổng thông tin của tỉnh Hà Tĩnh. |
Mặt khác, các báo thường chỉ tập trung chạy theo số lượng tin bài, chất lượng không cao. Nhiều vụ việc nhỏ vẫn được khai thác triệt để, giật tít giật gân để câu khách, đưa ra những nhận định thiếu khách quan, kỳ thị, gây phản cảm cho độc giả, hoang mang trong nhân dân”.
“Một đồng chí Tổng biên tập có chia sẻ với tôi rằng báo chí giật tít để tăng lượng truy cập. Nhưng để báo câu được số lượng truy cập như vậy thì tỉnh đã mất đi một số hình ảnh tốt đẹp trong mắt của nhà đầu tư”, ông Phan Tấn Linh bức xúc chia sẻ.
Cũng theo nhận định của ông Phan Tấn Linh, một số báo quá dễ dãi dẫn đến hiện tượng vội vàng đưa thông tin lên mặt báo mà không kiểm chứng nguồn tin, không tiếp cận nguồn thông tin chính thống từ các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm cung cấp thông tin nên không ít tin bài phản ánh không khách quan, ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển của xã hội, kinh tế của địa phương.
“Năm 2014, Sở TT&TT Hà Tĩnh đã tiếp nhận 20 đơn thư phản hồi, khiếu kiện của các tổ chức, cá nhân về việc báo, đài đăng, phát thông tin thiếu khách quan, sai sự thật. Nhưng đa số các tờ báo không tiến hành xác minh thông tin, thậm chí có tờ báo còn tìm cách bao biện. Một số báo khi có sai sót thì chỉ có văn bản gửi tỉnh báo cáo rằng do sơ suất trong tiếp cận thông tin, xin cáo lỗi và xin kỷ luật phóng viên theo quy chế của tòa soạn, sau đó không đăng đính chính hoặc đăng cáo lỗi theo quy định của pháp luật. Một số tờ báo mạng đăng bài sai địa danh, tên riêng, chức danh, thậm chí có bài sai sự thật, khi nhận được phản hồi đã không xử lý mà lặng lẽ rút bài không một lời giải thích.
Một vấn đề gây bức xúc khác nữa là ở Hà Tĩnh có khoảng 30 văn phòng đại diện, văn phòng thường trú đủ điều kiện để đưa vào danh sách, ngoài ra còn có khoảng 10 tờ báo khác có cử phóng viên, cộng tác viên nhưng không có thông báo đến Sở TT&TT. Có chủ tịch xã phản ánh rằng xã không có sự kiện gì nổi bật nhưng trong 1 ngày phải tiếp đến 10 đoàn báo vào làm việc. Điều này gây khó khăn cho cơ sở.