Phong Thuỷ

Phong thuỷ ngày Tết: Dọn nhà đón Tết theo Phong thủy

Khi các thần Thổ Công vắng nhà, gia chủ bắt đầu chuẩn bị đón Tết. Người ta cho rằng sẽ không tốt lành nếu bắt tay dọn dẹp nhà cửa để đón xuân trước khi các vị thần về trời. Bạn chỉ nên dọn dẹp nhà cửa vào tuần cuối cùng của năm. Sau khi đã thành kính tiễn Táo công và các vị Thổ công lên trời.

 Bài 2: Dọn nhà đón Tết theo Phong thủy


1. Thời điểm dọn nhà

Để nhận được sự phù hộ của thần linh cần thực hiện các nghi lễ làm hài lòng các thần Thổ Công. Táo Công thường lên Thiên đình sớm hơn một ngày so với các thần Thổ Công khác, nghĩa là vào ngày 23 tháng chạp âm lịch. Những Thổ Công khác này được coi là sẽ lên trời vào ngày 24 tháng chạp âm lịch.

2. Thần Táo Quân

Thần Táo Quân gồm 3 người, hai táo ông và một táo bà. Hàng năm cứ đến ngày 23 tháng Chạp, Thần Táo Quân cưỡi cá chép lên thiên đình, nên ngày 23 tháng Chạp được gọi là ngày Tết ông Táo.

Vị quan trọng nhất trong các vị thổ công là Thần Bếp (Táo Công), Chịu trách nhiệm chăm sóc sự sung túc của các thành viên trong nhà. Táo Công trình báo và thỉnh cầu hộ gia chủ để mang về nhiều may mắn nhất.

Sắm lễ: Việc cúng tiễn ông Táo được thực hiện tại gia. Lễ cúng ông Táo gồm có.

•       Một mâm cỗ mặn, bánh kẹo, trầu cau, rượu. . .

•       Ba bộ mũ áo, hia hài táo quân cùng vàng nén.

•       Ba con cá chép sống để táo quân cưỡi bay lên Trời

•       Hai cây tre

Sau khi bày lễ, thắp hương và khấn xong, đợi hương tàn. Lại thắp thêm một tuần hương nữa lễ tạ rồi hóa vàng mã và thả cá chép ra ao, hồ, sông, suối… để cá chở ông Táo lên chầu trời.

3. Những điều cần làm khi dọn dẹp nhà cửa

•       Việc đầu tiên là tẩy rửa hết năng lượng cũ.

•       Nghĩa là lau chùi tủ.

•       Vứt bỏ những đồ vật không cần thiết.

•       Lau chùi cẩn thận tất cả các phòng.

•       Dịch chuyển đồ gỗ để quét dọn bụi bặm tích tụ cả năm trước.

•       Nạp lại năng lượng cho các vị Phúc – Lộc – Thọ: Vào ngày tất niên, đốt 3 ngọn nến trước mặt ba vị thần này vào 11 giờ trưa, điều này có ý nghĩa mang lại năng lượng của các vị thần sao cho năm mới

•       Thanh toán nợ nần của năm trước. Khoá sổ của năm cũ.Niêm phong giấy đỏ

•       Cửa chính, và tất cả các cửaphải được chỉnh sửa

4. Mâm ngũ quả ngày Tết

Hình ảnh bày mâm ngũ quả xuất phát từ lý thuyết về ngũ hành: Thuỷ – hỏa – mộc – kim – thổ, những yếu tố tạo nên vũ trụ và sự vận hành của nó. Tư tưởng này đã ăn sâu vào đời sống văn hóa của các dân tộc phương Đông.

Tục lệ bày mâm ngũ quả trên bàn thờ ngày Tết là một trong những biểu hiện của tư tưởng này. Nó thể hiện sinh động ý nghĩa:

– Triết học

– Tín ngưỡng

– Thẩm mỹ

– Đồng thời cũng chứa đựng ước vọng của con người.

Ý nghĩa thể hiện: Mâm ngũ quả gồm 5 loại quả, có 5 màu khác nhau, tượng trưng cho ngũ phúc:

  1.       Trường thọ
  2.       Phú quý
  3.       Khang ninh
  4.       Hảo đức
  5.       Thiện chung

a. Mâm ngũ quả – Nam bộ

Người Nam bộ có cách đọc chại âm hay đã đơn tiết hóa một số từ.

– Mãng cầu thì gọi đơn tiết hóa là Cầu

– Sung

–  Dừa-  Đủ

– Xoài

b. Mâm ngũ quả – Bắc bộ

Trong khi đó, người miền Bắc hướng đến ý nghĩa biểu trưng nhiều hơn

– Đầu tiên là chuối xanh hành mộc.

– Quả phật thủ màu vàng có thể thay bằng quả bưởi chín vàng hành thổ.

– Màu đỏ như ớt sừng, cam quýt chín, hồng hành hỏa.

– Màu trắng  hành Kim như: roi, đào.

– Màu đen hành Thủy như: mận, hồng xiêm

5. “Hòa – An – Đủ”

Tuy mỗi miền mỗi khác, nhưng mâm ngũ quả trên bàn thờ ngày Tết vẫn là nơi hội tụ của hồn quả, hương cây của nét văn hóa dân tộc. Thể  hiện ý nguyện cầu hòa, an, đủ mà người dân Việt gửi gắm.

Dịch Linh 

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP