Sáng nay 20-11, phiên tòa xét xử ông Phan Văn Vĩnh (cựu trung tướng, cựu Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát - Bộ Công an) cùng 91 bị cáo khác tiếp tục diễn ra với phần xét hỏi các bị cáo cầm đầu vận hành đường dây vụ đánh bạc ngàn tỉ. Sáng nay, sau phần xét hỏi dành cho ông Vĩnh là đến lượt ông Nguyễn Thanh Hóa, nguyên thiếu tướng, nguyên cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (C50, Tổng cục Cảnh sát).
Ông Nguyễn Thanh Hóa tại tòa |
Trước bục khai báo, trả lời HĐXX, ông Nguyễn Thanh Hóa cho biết được bổ nhiệm làm Cục trưởng C50 từ năm 2009. Về chức năng nhiệm vụ, cục trưởng phải chịu trách nhiệm các quyết định của C50.
Về mối quan hệ với bị cáo Nguyễn Văn Dương, Chủ tịch HĐTV Công ty đầu tư phát triển an ninh công nghệ cao (CNC), ông Hóa khai quen Dương từ năm 2010 "trong một trường hợp đặc biệt, khi đi lễ hội đền Trần ở Nam Định". Lúc đó, ông Hóa bị giữ xe và có nhờ Dương xin giúp.
Ông Hóa cũng nói khi ông Vĩnh làm Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát thì mới biết. "Anh Vĩnh là người thông minh, quyết đoán, dám nghĩ dám làm trong công cuộc phòng chống tội phạm"- ông Hóa nói.
Theo ông Hóa, khi đó 1 thứ trưởng Bộ Công an (hiện đã qua đời) gọi bị cáo lên hỏi C50 có chức năng thành lập công ty bình phong hay không thì bị cáo Hóa trả lời có. "Thứ trưởng nói cho thằng cháu anh nó về. Lúc đó, tôi nói cháu anh không có khả năng làm doanh nghiệp. Anh nói có Dương làm doanh nghiệp được không? Bị cáo nói được"- bị cáo Hóa khai trước tòa sáng 20-11 và cho biết sau đó khi bị cáo Hóa gặp ông Vĩnh và Dương thì ông Vĩnh giới thiệu Dương rất thích làm công nghệ.
Ông Nguyễn Thanh Hóa thừa nhận thống nhất với ông Phan Văn Vĩnh thành lập công ty nghiệp vụ và giao trưởng phòng tham mưu C50 tìm hiểu các quy định. Sau đó, ông Hóa đã lập tờ trình trình ông Vĩnh việc góp vốn thành lập công ty bình phong.
"Tôi báo cáo lên anh Vĩnh và thứ trưởng là phải góp vốn" - bị cáo Hóa nói và thừa nhận văn bản gửi ông Vĩnh xin phép thành lập công ty bình phong cùng là do ông Hóa ký.
Theo ông Hóa, ban đầu C50 sẽ cử cán bộ tham gia vào công ty bình phong. "Nhưng về, tôi và tham mưu bàn lại không có lực lượng đội ngũ kỹ thuật tham gia. Tôi đã báo cáo anh Vĩnh không thể đóng góp trí tuệ mà phải đóng góp về kinh tế" - ông Hóa khai.
Ông Hóa tiếp tục khai sau khi được các cấp phê duyệt, vị thứ trưởng đồng ý thì ông chỉ đạo cấp dưới tiến hành các thủ tục ký bản ghi nhớ hợp tác với CNC sẽ đóng góp 20% và cử người tham gia. Bản ghi nhớ vào ngày 10-10-2010. "Việc ghi nhớ đóng góp 20% nhưng thực tế không góp tiền vì để khi nào chúng tôi có điều kiện thì thực hiện" - ông Hóa khai.
Ông Hóa tiếp tục khai sau khi ký bản ghi nhớ với CNC ông không thực hiện mà đã đã báo cáo bằng miệng lại ông Vĩnh. "Không có tiền góp vốn, không có người, tôi nói anh Vĩnh họ chỉ là doanh nghiệp bình thường. Từ năm 2012 đến khi về tôi không ký kết gì, không phê duyệt gì, khi anh Dương chuyển văn bản lên C50, tôi chỉ phê chuyển lên trên"- ông Hóa nói
HĐXX tiếp tục truy hỏi: "Tháng 4-2017, bị cáo làm văn bản yêu cầu bị cáo Vĩnh ký hợp thức văn bản năm 2011 về C50 có đóng góp vốn?". Về việc này, ông Hóa khai sau khi không có vốn thì chỉ coi CNC là cơ sở bình thường. Nhưng vẫn phải yêu cầu ông Vĩnh ký là do Cục hồ sơ sang hướng dẫn vì CNC chưa đăng ký hồ sơ. "Do trước đó chỉ có báo cáo miệng nên lúc đó bị cáo phải báo cáo để anh Vĩnh ký lại. Việc làm của tôi là sai về hành chính vì tôi làm sau, làm muộn và hợp thức hóa" - ông Hóa lý giải.
Theo lời khai của ông Hóa, sau khi ký xong, bị cáo đã không tham gia nữa vì nếu tham gia phải có giấy phép kinh doanh. Sau đó, bị cáo có báo với Nguyễn Văn Dương là không tham gia nữa.
Khi bị truy vấn, ông Hóa khai CNC không phải công ty nghiệp vụ của C50 nhưng thường xuyên gửi báo cáo. Ông Hóa lý giải từ năm 2012 đến khi nghỉ thì có nhiều văn bản CNC gửi đến C50 nhưng ông không phản hồi.
Theo lời ông Hóa, dù bản hợp tác không có giá trị nhưng CNC nghĩ đang là công ty bình phong, là cơ sở của C50 nên vẫn tự gửi báo cáo."Họ gửi báo cáo chúng tôi cũng giống như quần chúng nhân dân gửi báo cáo, không riêng CNC. Nếu có dấu phạm tội chúng tôi sẽ điều tra chứ không phải CNC là cơ sở của C50"- ông Hóa khai.
Khi bị truy vấn, ông Hóa khai CNC không phải công ty nghiệp vụ của C50 nhưng thường xuyên gửi báo cáo. Ông Hóa lý giải từ năm 2012 đến khi nghỉ thì có nhiều văn bản CNC gửi đến C50 nhưng ông không phản hồi.
Theo lời ông Hóa, dù bản hợp tác không có giá trị nhưng CNC nghĩ đang là công ty bình phong, là cơ sở của C50 nên vẫn tự gửi báo cáo."Họ gửi báo cáo chúng tôi cũng giống như quần chúng nhân dân gửi báo cáo, không riêng CNC. Nếu có dấu phạm tội chúng tôi sẽ điều tra chứ không phải CNC là cơ sở của C50"- ông Hóa khai.
Khi bị truy vấn, ông Hóa khai CNC không phải công ty nghiệp vụ của C50 nhưng thường xuyên gửi báo cáo. Ông Hóa lý giải từ năm 2012 đến khi nghỉ thì có nhiều văn bản CNC gửi đến C50 nhưng ông không phản hồi.
Theo lời ông Hóa, dù bản hợp tác không có giá trị nhưng CNC nghĩ đang là công ty bình phong, là cơ sở của C50 nên vẫn tự gửi báo cáo."Họ gửi báo cáo chúng tôi cũng giống như quần chúng nhân dân gửi báo cáo, không riêng CNC. Nếu có dấu phạm tội chúng tôi sẽ điều tra chứ không phải CNC là cơ sở của C50"- ông Hóa khai.
Đến đây, HĐXX đề nghị tạm dừng xét hỏi bị cáo Hóa và cho bị cáo Nguyễn Văn Dương lên đối chất. Cụ thể, HĐXX nhắc lại biên bản ghi nhớ hợp tác có cam kết C50 đóng góp 20% và con người, do C50 không có ông nên Hóa thông báo với bị cáo Dương về việc hợp tác này không có hiệu lực nữa đúng không?
Trả lời HĐXX về nội dung này Dương nói bị cáo tôn trọng trình bày của bị cáo Hóa nhưng mong HĐXX xem xét hồ sơ vụ án và các tài liệu trong đó. "Tôi cũng không tiện nói đúng hay không đúng" - bị cáo Dương nói.
Tác giả: Nguyễn Hưởng
Nguồn tin: Báo Người lao động