Thông tin trên Tuổi trẻ cho biết, TAND TP Hà Nội xác định cựu bộ trưởng Nguyễn Bắc Son có vai trò quan trọng nhất, là bị cáo đầu vụ. Bị cáo Trương Minh Tuấn và Phạm Đình Trọng là những người thực hiện chỉ đạo của bị cáo Son, có vai trò đồng phạm giúp sức trong vụ án.
Xét nhân thân, các bị cáo có nhân thân tốt, bị cáo Son là người có công với cách mạng, được tặng thưởng nhiều bằng khen trong quá trình công tác. Ông Son được hưởng nhiều tình tiết giảm nhẹ theo quy định.
Với số tiền 3 triệu USD nhận hối lộ, gia đình ông Son đã thay bị cáo tự nguyện nộp toàn bộ số tiền này. Do đó HĐXX đánh giá bị cáo thể hiện sự ăn năn hối cải nên không nhất thiết phải áp dụng hình phạt cao nhất là tử hình như đề nghị của Viện kiểm sát.
Cựu bộ trưởng Trương Minh Tuấn bị tòa tuyên phạt 6 năm tù về tội vi phạm quy định về quản lý vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng và 8 năm tù về tội nhận hối lộ. Tổng hợp hình phạt ông Tuấn lãnh 14 năm tù.
Bị cáo Lê Nam Trà, cựu Chủ tịch MobiFone bị tuyên 7 năm tù về Vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng và 16 năm tù về tội Nhận hối lộ. Buộc phải chấp hành chung từ 23 năm tù.
Bị cáo Cao Duy Hải, cựu Tổng giám đốc MobiFone bị tuyên 4 năm tù về tội Vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng và 10 năm tù về tội Nhận hối lộ. Buộc bị cáo chấp hành từ 14 năm tù.
Bị cáo Phạm Đình Trọng, cựu Vụ trưởng Vụ quản lý doanh nghiệp (Bộ TT-TT) bị tuyên 5 năm tù về tội Vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng.
Bị cáo Phan Thị Hoa Mai cựu thành viên HĐTV MobiFone bị đề nghị 2 năm 6 tháng tù về tội Vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng.
Bị cáo Phạm Nhật Vũ 3 năm tù tội Đưa hối lộ.
Bị cáo Hồ Tuấn, Phạm Thị Phương Anh, Nguyễn Mạnh Hùng, Nguyễn Bảo Long bị tuyên 2 năm 6 tháng về tội Vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng
Bị cáo Nguyễn Đăng Nguyên, cựu Phó TGĐ MobiFone bị tuyên 2 năm tù về tội Vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng
Bị cáo Võ Văn Mạnh, Giám đốc công ty AMAX lĩnh 3 năm 6 tháng về tội Vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng.
Bị cáo Hoàng Duy Quang, thẩm định viên Công ty AMAX bị tuyên 3 năm tù về tội Vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng.
Trước đó, vào 9h sáng ngày 28/12, TAND Hà Nội công bố bản án với 14 bị cáo liên quan sai phạm ở dự án MobiFone đầu tư 8.900 tỷ đồng mua 95% cổ phần AVG, gây thiệt hại cho nhà nước gần 6.600 tỷ đồng. 13 người có mặt, bị cáo Phạm Nhật Vũ (cựu chủ tịch AVG) được tòa cho phép vắng mặt do đang điều trị tại bệnh viện.
Bà Nguyễn Thị Thu Huyền (con gái ông Nguyễn Bắc Son) là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, xin vắng mặt.
VNE thông tin, năm 2015, Tổng công ty Viễn thông Mobifone (MobiFone) thực hiện Dự án đầu tư dịch vụ truyền hình theo hình thức đầu tư vốn nhà nước bằng việc mua 95% cổ phần của Công ty cổ phần nghe nhìn toàn cầu (AVG) với số tiền 8.900 tỷ đồng.
Ông Son nhận thức chủ trương đầu tư thuộc thẩm quyền của Thủ tướng, Bộ Thông tin và Truyền thông không có chức năng thẩm định, đánh giá về giá mua và hiệu quả đầu tư của dự án. Dù vậy, ông vẫn chỉ đạo vụ trưởng Phạm Đình Trọng thành lập Tổ thẩm định, tổ chức họp để thống nhất giá mua.
Khi Thủ tướng mới có ý kiến chấp thuận chủ trương đầu tư, dự án chưa được thẩm định, ông Son vẫn chỉ đạo Thứ trưởng Trương Minh Tuấn ký Quyết định phê duyệt dự án. Ông Son chỉ đạo MobiFone ký thỏa thuận và hợp đồng chuyển nhượng cổ phần với AVG ngay trong năm 2015. Các chỉ đạo quyết liệt, nhưng trái pháp luật của ông Son đã khiến nhà nước thiệt hại gần 6.600 tỷ đồng do giá trị thực của AVG đã bị nâng khống.
Hoàn thành việc bán cổ phần đúng như mong muốn, có lợi, ông Vũ đã hối lộ ông Son 3 triệu USD, ông Trà 2,5 triệu USD, ông Hải 500.000 USD, ông Tuấn 200.000 USD do là những người có vai trò quyết định số phận của dự án.
TAND Hà Nội xác định, ông Trương Minh Tuấn khi là thứ trưởng đã ký một số văn bản theo chỉ đạo của ông Son, trong đó có việc đưa giao dịch vào danh mục mật, quyết định phê duyệt dự án khi chưa có quyết định của Thủ tướng.
Ông Nguyễn Bắc Son. Ảnh: internet |
Trước đó, ông Son bị VKS đề nghị mức án 16-18 năm tù về tội vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng và tử hình về tội nhận hối lộ, tổng hợp hình phạt chung cho hai tội là tử hình.
Cựu bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn và ông Cao Duy Hải (cựu tổng giám đốc MobiFone) cùng bị đề nghị 14-16 năm tù, ông Lê Nam Trà (cựu chủ tịch MobiFone) 23-25 năm tù, cùng về hai tội danh trên.
Là bị cáo duy nhất bị truy tố và xét xử về tội đưa hối lộ, ông Phạm Nhật Vũ (cựu chủ tịch HĐQT AVG) bị đề nghị mức án 3-4 năm tù.
HĐXX nhận định tại phiên toà, các bị cáo đều thừa nhận hành vi phạm tội và tội danh như cáo trạng đã truy tố. Năm 2015, Tổng công ty Viễn thông Mobifone (Mobifone) thực hiện Dự án đầu tư dịch vụ truyền hình theo hình thức đầu tư vốn nhà nước mua 95% cổ phần của Công ty cổ phần nghe nhìn toàn cầu (AVG) với số tiền 8.900 tỷ đồng, thuộc dự án nhóm A - thẩm quyền của Thủ tướng quyết định chủ trương đầu tư.
Bộ TT&TT là cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước tại Mobifone có trách nhiệm chỉ đạo Mobifone trong quá trình thực hiện dự án, quyết định phê duyệt dự án đầu tư khi có Quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng.
Quá trình thực hiện dự án đầu tư dịch vụ truyền hình của Mobifone, các bị cáo Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn, Phạm Đình Trọng, Lê Nam Trà, Cao Duy Hải, Phan Thị Hoa Mai, Hồ Tuấn, Phạm Thị Phương Anh, Nguyễn Mạnh Hùng, Nguyễn Bảo Long, Nguyễn Đăng Nguyên, Võ Văn Mạnh, Hoàng Duy Quang ở mỗi vị trí, vai trò khác nhau tại Mobifone.
Bộ TT&TT và Công ty thẩm định giá AMax đã có hành vi vi phạm pháp luật trong việc đề xuất dự án đầu tư, đánh giá về tài chính, kinh doanh của AVG; thẩm định giá. Cụ thể là sử dụng kết quả thẩm định giá trị doanh nghiệp trong đàm phán và quyết định giá mua cổ phần của AVG, trong việc lập, trình dự án và quyết định phê duyệt dự án đầu tư, thanh toán gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng tài sản của Nhà nước với tổng giá trị thiệt hại gần 6.600 tỉ đồng.
Trước đó, ngày 27/12, thẩm phán Trương Việt Toàn (thành viên HĐXX đại án MobiFone mua 95% cổ phần AVG) xác nhận với Zing gia đình cựu Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son đã nộp lại hơn 66 tỷ đồng (tương đương 3 triệu USD) đã nhận từ Phạm Nhật Vũ.
"Chúng tôi sẽ xem xét, đánh giá tình tiết này theo đúng quy định của pháp luật”, thẩm phán Toàn cho biết.
Trước khi HĐXX đưa ra phán quyết, các chuyên gia pháp lý đang có quan điểm khác nhau về việc ông Son có thoát án tử như VKSND Hà Nội đề nghị khi nộp lại 3 triệu USD.
Căn cứ văn bản hướng dẫn của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao, luật sư Đỗ Trần Mai Anh, nguyên kiểm sát viên VKSND Hà Nội, cho rằng bị cáo sẽ được xem xét giảm nhẹ khi bồi thường khắc phục hậu quả từ 3/4 số tiền đã nhận. Như trường hợp Lê Nam Trà (cựu Chủ tịch HĐTV MobiFone), sau khi nhận hối lộ 2,5 triệu USD đã chủ động khai báo và phối hợp gia đình nộp lại toàn bộ số tiền nên chỉ bị đề nghị 16-17 năm tù.
"Trong các vụ án về kinh tế, yếu tố khắc phục hậu quả vô cùng quan trọng để tòa án và viện kiểm sát xem xét mức hình phạt", luật sư nhận định và tin rằng ông Son sẽ được khoan hồng
Còn luật sư Trương Thị Minh Thơ, nguyên Thẩm phán TAND Tối cao, lại cho rằng việc nộp lại 3 triệu USD không phải “tự nguyện khắc phục hậu quả”. Bà Thơ nói số tiền ông Son nộp lại là vật chứng của việc phạm tội nhận hối lộ. Còn hậu quả trong vụ án này liên quan hành vi vi phạm các quy định về quản lý đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng và đã được Phạm Nhật Vũ khắc phục.
Nữ luật sư cho rằng việc nộp lại tiền nhận hối lộ không được coi là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015. Ông Son tự nguyện giao nộp lại số tiền trên được xem xét, áp dụng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 2 Điều 51 Bộ luật Hình sự.
Tác giả: Chi Chi (T/h)
Nguồn tin: doisongplus.vn