Nghi Xuân

Nghi Xuân: Những chuyện “ngược đời” ở xã giàu nhất Việt Nam (Kỳ 3)

Cần giấy chứng nhận tình trạng hôn nhân sai sự thật để xuất ngoại qua con đường kết hôn giả với người nước ngoài, người dân lên xin, UBND xã không xác nhận; nhưng chỉ đưa khoảng 3.000 USD cho một đối tượng cò mồi là có ngay chữ kí và con dấu của UBND xã Cương Gián, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh).

Ông Nguyễn Hiền Lương - Chủ tịch UBND huyện (bên trái) : "Khi có kết quả thanh tra chúng tôi sẽ xử lý nghiêm minh những trường hợp vi phạm"
Ông Nguyễn Hiền Lương – Chủ tịch UBND huyện (bên trái) : “Khi có kết quả thanh tra chúng tôi sẽ xử lý nghiêm minh những trường hợp vi phạm”


>Những chuyện “ngược đời” ở xã giàu nhất Việt Nam (Kỳ 2)

Ký xác nhận tình trạng hôn nhân sai sự thật, vẫn làm phó chủ tịch UBND xã

Do chỉ tiêu xuất khẩu lao động (XKLĐ) ngày càng hạn hẹp, phụ nữ muốn xuất ngoại chỉ còn cách là theo con đường kết hôn (giả) với người nước ngoài. Những người đã kết hôn muốn đi xuất khẩu lao động cần một giấy chứng nhận tình trạng hôn nhân ghi rõ là chưa kết hôn. Đây là hành vi phạm pháp, thế nên người ta phải “chạy”. Theo Kết luận số 02/CSĐT, ngày 1/9/2010 của Công an huyện Nghi Xuân: Trong 2 năm 2007 và 2008, UBND xã Cương Gián đã xác nhận cho 21 trường hợp đã kết hôn, có tình trạng hôn nhân bình thường, là đối tượng “độc thân”.
Hàng loạt giấy xác nhận của UBND xã Cương Gián do ông Hoàng Công Tuần kí, xác nhận các đối tượng đã kết hôn là “chưa kết hôn với ai”
Những người có nhu cầu đi XKLĐ bằng con đường kết hôn giả đã thông qua đối tượng Lê Thị Phượng ở thôn Song Hải, xã Cương Gián để làm giấy xác nhận độc thân và nộp cho Phượng từ 2.100-3.200 USD. Phượng trực tiếp gặp ông Hoàng Công Tuần – Phó Chủ tịch UBND xã, để nhờ ký xác nhận. Bản thân ông Hoàng Công Tuần có con gái đã kết hôn nhưng vẫn xin xác nhận chưa kết hôn để xuất ngoại. Số còn lại không thông qua Lê Thị Phượng mà trực tiếp gặp ông Tuần và Chu Ngọc Quế – cán bộ tư pháp xã, để làm.          Trong số 21 trường hợp đã có vợ, có chồng (13 trường hợp có đăng ký kết hôn tại chính quyền địa phương, 8 trường hợp hôn nhân thực tế và đều chưa li hôn), ông Hoàng Công Tuần xác nhận cho 19 trường hợp.
Một giấy xác nhận sai trái của UBND xã Cương Gián

Còn Chu Ngọc Quế, trong năm 2008, đã ký xác nhận độc thân cho 9 trường hợp dù biết rõ đã có vợ, có chồng, chưa ly hôn, trong đó có cả con gái của ông Tuần. Lê Thị Phượng khai nhận thu số tiền 9.600 USD của 9 người để “giúp” làm giấy chứng nhận tình trạng hôn nhân. Sau đó, thông qua ông Tuần để ký giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.
Theo Công an huyện Nghi Xuân, các ông Hoàng Công Tuần, Chu Ngọc Quế đã làm trái nguyên tắc, quy định của Nhà nước về thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài. Thế nhưng, cho đến nay (2011), ông Hoàng Công Tuần vẫn giữ chức phó Chủ tịch UBND xã. Ông Chu Ngọc Quế vẫn đương chức cán bộ tư pháp xã. (Còn tiếp)

Quang Đại – Hà Vy

Tam Nhin

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP