|
Không chỉ là trang web chia sẻ video như trước đây, Youtube đã được nhiều người xem như một công cụ nghe nhạc trực tuyến, vì nó có khá đầy đủ các bản nhạc, bài hát mới và cũ.
Tuy nhiên, một nhược điểm khi sử dụng Youtube để nghe nhạc trên smartphone là người dùng sẽ phải luôn mở màn hình khi nhạc đang phát. Nếu người dùng tắt màn hình, nội dung trên Youtube cũng sẽ tự động dừng lại, nhạc tự tắt. Việc phải mở màn hình liên tục khi nghe nhạc trên Youtube sẽ gây tốn pin và làm nóng điện thoại.
Ngoài ra, bạn không thể chuyển sang sử dụng bất kỳ ứng dụng nào khác khi đang nghe nhạc trên Youtube.
Bạn đọc có thể thực hiện theo hướng dẫn của Dân trí tại đây để có thể nghe nhạc trên Youtube mà không cần mở màn hình smartphone, cũng không cần phải cài đặt thêm bất kỳ ứng dụng nào khác.
Cảnh giác những dấu hiệu cho thấy smartphone đã bị nhiễm mã độc
|
So với nền tảng iOS của Apple, nền tảng Android của Google bị đánh giá là kém an toàn hơn khi tồn tại nhiều lỗ hổng bảo mật hơn và thường xuyên là mục tiêu nhắm đến của các tin tặc, các loại mã độc và ứng dụng gián điệp.
Một lý do khiến tin tặc nhắm đến nền tảng Android nhiều hơn iOS vì sự phổ biến của nền tảng này, khi Android vẫn đang là nền tảng di động có lượng người dùng nhiều nhất thế giới.
Vậy làm cách nào để tự bảo vệ mình trước sự xâm nhập của các loại mã độc và ứng dụng gián điệp? Và làm sao để có thể nhận diện nếu thiết bị đã bị lây nhiễm mã độc hay chưa?
Bài viết được Dân trí giới thiệu tại đây sẽ cung cấp những dấu hiệu giúp bạn có thể nhận diện smartphone có đang bị nhiễm mã độc và ứng dụng gián điệp hay không, từ đó đưa ra những phản ứng phù hợp giúp bảo vệ các dữ liệu riêng tư và cá nhân của mình.
|
Bị lây nhiễm các loại mã độc không chỉ khiến cho smartphone hoạt động trở nên ì ạch, tốn pin hơn mà còn đối mặt với nguy cơ các dữ liệu cá nhân, riêng tư và quan trọng trên smartphone bị kẻ xấu đánh cắp.
Ở phần trên, Dân trí đã giới thiệu đến bạn những dấu hiệu cảnh giác cho thấy smartphone đã bị nhiễm mã độc, giúp người dùng có thể sớm nhận ra được thiết bị di động của mình đã bị lây nhiễm mã độc hay chưa. Tuy nhiên, phòng bệnh bao giờ cũng tốt hơn chữa bệnh, do vậy hãy tìm cách để smartphone không bị lây nhiễm mã độc vẫn tốt hơn tìm giải pháp "làm sạch" smartphone sau khi đã bị nhiễm mã độc.
Phần lớn các loại mã độc và ứng dụng gián điệp ngày nay đều nhắm đến nền tảng Android. Bài viết được Dân trí giới thiệu tại đây sẽ hướng dẫn bạn những điều nên thực hiện để giúp smartphone "miễn nhiễm" với các loại mã độc và ứng dụng gián điệp trên smartphone chạy Android.
Trong nhiều trường hợp, bạn muốn sao chép một đoạn nội dung văn bản nào đó được in trên sách hoặc trên giấy tờ, báo chí... để sử dụng và chỉnh sửa trên smartphone hoặc máy tính. Đa số sẽ chọn giải pháp gõ lại nội dung văn bản cần sử dụng. Tuy nhiên, với sự giúp đỡ của Google Lens, mọi chuyện sẽ trở nên đơn giản hơn.
Đây là ứng dụng miễn phí, được phát triển bởi Google, cho phép khai thác nhiều chức năng của camera trên smartphone, bao gồm tính năng nhận diện và trích xuất nội dung văn bản từ hình ảnh, giấy tờ hoặc nhận diện chữ viết tay… để chuyển thành văn bản đánh máy và có thể chỉnh sửa được.
Với Google Lens, khi muốn sao chép một đoạn văn bản nào đó trên giấy tờ vào smartphone, bạn chỉ việc chụp ảnh đoạn nội dung đó. Google Lens sẽ tự động nhận diện và trích xuất nội dung văn bản có trên hình ảnh để người dùng chỉnh sửa hoặc sử dụng tùy ý.
Google Lens có thể nhận diện khá tốt ngôn ngữ tiếng Việt và cả chữ viết tay, miễn là chữ viết đó đủ rõ ràng.
Với người dùng Android, có thể download ứng dụng miễn phí tại đây hoặc tại đây (tương thích Android 6.0 trở lên). Với người dùng iOS, download ứng dụng miễn phí tại đây (tương thích iOS 11.0 trở lên). Xem hướng dẫn cách dùng ứng dụng đã được Dân trí giới thiệu tại đây.
Tác giả: Quang Huy
Nguồn tin: Báo Dân trí