Giáo dục - Đào tạo

Mẹo làm bài thi môn Lịch sử – kỳ thi THPT Quốc gia

Theo thầy Hồ Đức Kỷ – Tổ trưởng Tổ Lịch sử Trường THPT Trần Phú (Hà Tĩnh), để làm tốt bài thi môn học này đòi hỏi các em phải có kĩ năng cơ bản trong việc nhận thức đề, phân phối thời gian và trình bày bài.

Thí sinh tham dự kỳ thi THPT Quốc gia năm 2015. Ảnh minh họa/internet
Thí sinh tham dự kỳ thi THPT Quốc gia năm 2015. Ảnh minh họa/internet

Nhận diện “từ khóa” của đề thi

 Khi làm bài thi, thí sinh lưu ý đến hình thức trình bày: Chữ viết phải đúng chính tả, câu văn diễn đạt gọn, rõ ràng, mạch lạc, viết đúng ngữ pháp (tránh câu quá dài, không có chấm câu, câu tối nghĩa) và có gắng làm hết tất cả các câu hỏi của đề thi. 
Thầy Hồ Đức Kỷ

Thầy Kỷ cho biết: Trước hết, các phải đọc kĩ đề ra, gạch dưới chân những “từ khóa” của đề, nhận thức đúng đề mới có định hướng làm bài đúng.Sau đó, giành thời gian để làm nháp – lập đề cương (cả tìm hiểu đề và nháp khoảng 20 đến 30 phút). Các em nên ghi ở tờ giấy nháp những từ, cụm từ quan trọng thể hiện nội dung cơ bản của đề, từ đó vạch sơ bộ đề cương đề thi.

Trên tờ giấy nháp ghi những hiểu biết của mình liên quan đến những vấn đề cần trình bày, song chưa cần diễn đạt một cách cụ thể. Sau đó, lựa chọn và sắp xếp những ý quan trọng nhất cần được giải quyết, từ đó tìm ra ý chủ đạo của bài làm.

“Căn cứ vào biểu điểm và hàm lượng kiến thức đã nháp để phân phối thời gian cho hợp lí. Tránh giành thời gian quá nhiều cho 1 câu, các câu khác bị hụt thời gian” – Thầy Kỷ lưu ý.

Về trình bày bài thi, thầy Kỷ trao đổi: Bài thi cần được trình bày rõ ràng theo bố cục sau:

Mở đầu: Đặt vấn đề, giới thiệu ngắn gọn vấn đề cần giải quyết

Thân bài: là phần chủ yếu, quan trọng nhất của bài, tập trung trình bày các sự kiện, ý tưởng…nhằm giải quyết vấn đề được đặt ra (đât là phần “ăn điểm” chính và quyết định bài thi có đạt điểm cao hay không)

Kết luận: không cần tóm tắt những ý đã trình bày ở thân bài mà phải nêu các luận điểm, khái quát vấn đề đặt ra, có thể liên hệ thực tế, rút ra bài học kinh nghiệm.

Tránh những lỗi không đáng có

 Thầy Hồ Đức Kỷ

Cũng theo thầy Kỷ, trong quá trình làm bài thi, các em cần tránh những lỗi không đáng có như: Không đọc kĩ đề ra nên làm sai đề. Rất nhiều thí sinh thường bỏ qua nháp nên khi tiến hành bài làm, thường viết một cách tùy tiện, không có sự sắp xếp các ý trong bài làm.Ngoài ra, các em chưa phân phối thời gian hợp lí. Chẳng hạn như: câu nào mà nắm chắc kiến thức thì giành nhiều thời gian để viết, câu nào nhớ sơ sơ hoặc không nhớ thường bị bỏ qua nên điểm bài thi không cao.

Mặt khác, học sinh viết bài không biết tách ý hoặc nhớ sai sự kiện, nhận vật lịch sử, viết nhầm sự kiện…

“Trên đây là một số lỗi thường gặp trong quá trình làm bài thi, các em cần lưu ý và tránh những sai sót không đáng có để bài thi của mình đạt được kết quả cao nhất” – Thầy Kỷ trao đổi.

Minh Phong (ghi)

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP