Tin trong nước

Hôm nay xét xử phúc thẩm vụ án “bầu” Kiên

Chủ tọa phiên xét xử phúc thẩm là thẩm phán Đặng Bảo Vịnh. Phiên tòa tiến hành xét xử theo kháng cáo của 6 bị cáo trong tổng số 8 bị cáo của vụ án. Các bị cáo có kháng cáo gồm: Nguyễn Đức Kiên, Lý Xuân Hải, Trịnh Kim Quang, Huỳnh Quang Tuấn, Lê Vũ Kỳ và Phạm Trung Cang. Bị cáo Lê Vũ Kỳ kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.Theo đơn kháng cáo của bị cáo Lê Vũ Kỳ, bị cáo có vai trò thụ động trong việc ban hành các nghị quyết của Thường trực Hội đồng quản trị Ngân hàng ACB. Bị cáo chưa có điều kiện tham gia các chương trình đào tạo về quản lý kinh tế và chưa được học các kiến thức chuyên sâu về CNTT. Do đó, hiểu biết và nhận thức của bị cáo về các quy định quản lý kinh tế của Nhà nước còn nhiều hạn chế.

Theo lịch xét xử, hôm nay (28.11), tòa phúc thẩm TAND Tối cao đưa vụ án Nguyễn Đức Kiên và đồng phạm phạm các tội: Cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; Lừa đảo chiếm đoạt tài sản; trốn thuế và kinh doanh trái phép ra xét xử phúc thẩm.

Điều này đã dẫn đến sai phạm khi bị cáo đồng ý với chủ trương đầu tư cổ phiếu và ủy thác cho các nhân viên đi gửi tiền tại các tổ chức tín dụng khác. Tại phiên xét xử sơ thẩm, bị cáo đã nhận thức rõ các sai phạm xảy ra tại Ngân hàng ACB và mong tòa phúc thẩm chiếu cố hoàn cảnh của bị cáo về tuổi cao, sức yếu, nhiều bệnh tật… để cho bị cáo được giảm nhẹ hình phạt.

Bị cáo Nguyễn Đức Kiên.

Bị cáo Phạm Trung Cang kháng cáo kêu oan về tội danh “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”. Đơn kháng cáo của bị cáo Cang cho rằng, vào thời điểm ngày 31.10.2010, bị cáo Cang đã làm đơn từ nhiệm Hội đồng quản trị, thường trực Hội đồng quản trị tại Ngân hàng ACB để bị cáo Cang sang làm việc tại Ngân hàng Eximbank.

Vì vậy từ ngày 1.1.2011, bị cáo Cang không còn chịu trách nhiệm về những hoạt động diễn ra tại ACB. Trong khi đó, việc 19 nhân viên của ACB đi gửi tiền tại Vietinbank xảy ra từ tháng 6-9.2011. Do vậy, bị cáo Cang cho rằng sai phạm này không thuộc về trách nhiệm của bị cáo Cang…

Bị cáo Nguyễn Đức Kiên cũng kháng cáo toàn bộ nội dung bản án sơ thẩm vì cho rằng bản án sơ thẩm đã kết án oan. Bị cáo Kiên đề nghị cấp phúc thẩm đánh giá lại các chứng cứ buộc tội và xem xét toàn diện các chứng cứ gỡ tội cho bị cáo Kiên.

Trước đó, ngày 9.6.2014, TAND TP.Hà Nội đã đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm và tuyên phạt Nguyễn Đức Kiên (SN 1964, trú ở phường Quảng An, quận Tây Hồ, Hà Nội, nguyên Chủ tịch hội đồng sáng lập Ngân hàng ACB) tổng cộng 30 năm tù về 4 tội danh: Cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; Lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Trốn thuế và kinh doanh trái phép.

Các bị cáo nguyên là phó chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng ACB gồm: Lê Vũ Kỳ bị phạt 5 năm tù và Trịnh Kim Quang bị phạt 4 năm tù; Lý Xuân Hải – nguyên Tổng Giám đốc Ngân hàng ACB – lĩnh 8 năm tù, Phạm Trung Cang – nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị ACB – lĩnh 3 năm tù, Huỳnh Quang Tuấn – nguyên Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng ACB – lĩnh 2 năm tù về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.

Hai bị cáo: Trần Ngọc Thanh – nguyên Giám đốc Công ty cổ phần đầu tư ACB Hà Nội – bị phạt 5 năm 6 tháng tù , Nguyễn Thị Hải Yến – nguyên Kế toán trưởng Công ty cổ phần đầu tư ACB Hà Nội – bị phạt 5 năm tù về cùng tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.” không có đơn kháng cáo nên tòa phúc thẩm không xem xét.

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP