>> Hà Tĩnh: Phát hiện đôi nam nữ thương vong trong khách sạn
>> Hà Tĩnh: Vợ chồng lục đục, mẹ ném con 2,5 tháng xuống giếng
Tuy nhiên, với những vụ án có liên quan đến phụ nữ thì dư luận có sự quan tâm nhiều hơn vì trong nhận thức của xã hội, hình ảnh người phụ nữ luôn gắn liền với những hành xử, lời nói đẹp. Một khi người khác đã hình dung người phụ nữ với nhiều nét đẹp thì nếu họ làm một hành vi không đẹp dễ bị đánh giá và chê trách nhiều hơn. Điều đó, gióng lên hồi chuông cảnh báo, để người phụ nữ chuẩn bị một tâm lý vững vàng trước những sóng gió của cuộc đời, tránh những điều đáng tiếc xảy ra…
Giọt nước mắt muộn màng…
40 tuổi, chị Nguyễn Thị Quỳnh Nga ở thôn Đan Trung, xã Thạch Long, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh trông già trước tuổi. Làn xa xanh xao, đôi mắt thẳm sâu hiện rõ trên khuôn mặt của người phụ nữ mới sinh con chưa hết cữ. Mấy ngày sau cái kết đau lòng của đứa con gái bé bỏng mà chị gây ra, chị đã bình tâm trở lại. Chị nói với chúng tôi trong nước mắt: “Có thai ngoài ý muốn của vợ chồng, trong điều kiện gia đình khó khăn, vợ chồng mâu thuẫn bất hòa, nên đã dẫn đến việc làm mù quáng”.
Nguyễn Thị Quỳnh Nga tại cơ quan điều tra |
Dường như, trong ánh mắt, trong nỗi niềm, trong tâm khảm của người phụ nữ ấy chúng tôi cũng cảm nhận phần nào khi tâm lý không ổn định của một người phụ nữ khi không được quan tâm, chăm sóc về tinh thần và những khó khăn về vật chất đè nặng. Nhưng cũng thật khó thứ tha cho đôi bàn tay hôm qua vừa chăm ẵm, bồng bế con thơ, chính hôm sau đôi bàn tay ấy lại có hành động vô cảm, trái lương tâm, đạo đức, trái pháp luật của một người mẹ. Đứng trước tội danh “giết người” và sự ra đi của con thơ không bao giờ quay trở lại đối với chị. Chị đã khóc, thế nhưng thời gian đã không quay ngược.
Khi dư luận chưa hết bàng hoàng về câu chuyện buồn sau lũy tre làng ở thôn Đan Trung, xã Thạch Long, huyện Thạch Hà thì tại huyện Hương Khê lại xảy ra vụ án giết người do nguyên nhân xã hội mà người gây án cũng chính là người phụ nữ. Người phụ nữ ấy là Ngô Thị Hiền (24 tuổi), trú tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh.
Đối tượng Ngô Thị Hiền Tại bệnh viện |
Cách đây hơn 3 năm, Hiền kết hôn với anh Võ Trọng Quyết (25 tuổi) ở xã Hương Giang, huyện Hương Khê. Gia đình trẻ ấy đã có 2 đứa con gái kháu khỉnh. Thế nhưng do mâu mâu thuẫn gia đình nên từ giữa năm 2015, họ sống ly thân, gửi con cho hai bên nội ngoại nuôi, còn hai người đi kiếm việc làm thuê. Hạnh phúc không như mong muốn nên Hiền buồn chán và nhiều lần nảy sinh muốn kết thúc sự sống của mình. Và khi người dân tá hỏa phát hiện anh Quyết bị chết bởi nhiều vết dao đâm ở ngực và chị Hiền phải cấp cứu tại bệnh viện do uống quá nhiều thuốc ngủ, thì cái sự thực đau đớn kia được làm sáng tỏ. Bởi với tâm lý của chị Hiền, người phụ nữ bước sang tuổi 24, không sống được cùng nhau thì chết cùng nhau. Thế nhưng, được cấp cứu kịp thời, chị Hiền được cứu sống. Người chồng vĩnh viễn ra đi. Cái “nguyện ước” được chết cùng chồng của người phụ nữ ấy đã phải trả giá bằng tội danh “giết người”. Chị đã khóc. Những giọt nước mắt muộn màng của người phụ nữ ấy bước vào vòng lao lý khi tuổi đời còn quá trẻ, còn nhiều yêu thương và còn nhiều thù hận…
Phòng ngừa tội phạm bằng giải tỏa tâm lý…
Ông cha ta nói: “Hổ dữ không ăn thịt con” nhưng ngày nay đã xảy ra hiện tượng người phụ nữ đang tâm giết hại con mình chỉ vì mâu thuẫn với chồng; mâu thuẫn với chồng Giết chồng rồi tự tử… Có thể nói, bất kỳ cá nhân nào nếu phạm phải tội giết người thì đều bị xã hội chê trách, lên án. Sự thông cảm với người phạm tội chỉ có khi động cơ giết người của họ là do bị dồn nén tâm lý. Tuy nhiên, với những vụ án có liên quan đến phụ nữ thì dư luận có sự quan tâm nhiều hơn vì trong nhận thức của xã hội, hình ảnh người phụ nữ luôn gắn liền với những hành xử, lời nói đẹp. Một khi người khác đã hình dung người phụ nữ với nhiều nét đẹp thì nếu họ làm một hành vi không đẹp dễ bị đánh giá và chê trách nhiều hơn. Đối với những vụ án nêu trên thì đều nhận thấy, phụ nữ khi không được yêu thương, không được quan tâm đã nghĩ đến những hành động tiêu cực. Và, ở chị Nga ở Thạch Hà, chị Hiền ở Hương Khê đều là những người phụ nữ xuất thân từ các làng quê, chưa từng có tiền án, tiền sự, chỉ mâu thuẫn với chồng mà dẫn đến hành động mù quáng.
Công an Thạch Hà triển khai nhiệm vụ điều tra vụ án ở Thạch Long, huyện Thạch Hà |
Theo đánh giá của nhiều nhà tâm lý, ý nghĩ làm tổn thương, trả thù một ai đó để giải tỏa ức chế, dồn nén của bản thân có ở rất nhiều người. Cho nên, với những người phụ nữ gây án trong thời gian qua, có thể nhận thấy trong tâm lý của họ có nhiều ý nghĩ, cảm xúc tiêu cực nhưng không được giải tỏa kịp thời. Ngoài ra, sự quan tâm của gia đình, người thân nếu có cũng không đủ và không phù hợp để giúp họ thay đổi được suy nghĩ, cảm xúc tiêu cực. Và cuối cùng việc dung dưỡng suy nghĩ, trở thành hành vi giết người trở thành sự thật.Dưới góc độ xã hội, có thể thấy “nguyên nhân xã hội” đối với những trường hợp phạm tội kiểu này đương nhiên là có. Bởi, con người là thành tố của xã hội, con người chịu chi phối trong đó và tác động ngược lại. Như một cơ thể, ung nhọt từ chính cơ thể ấy sinh ra, nói cách khác là do chính cơ thể ấy nuôi dưỡng và rồi nó lại ảnh hưởng, gây đau đớn lại cho cơ thể ấy.
Từ hai vụ án trên cho thấy, các trường hợp mẹ giết con, vợ giết chồng đều do nung nấu mâu thuẫn từ nhỏ thành to. Diễn tiến tâm lý ức chế của người trước khi phạm tội xoáy theo hình trôn ốc, như thế để thấy, việc cần làm là phải ngăn không cho vòng xoáy ấy đi đến điểm cùng cực của nó ở tâm đường xoáy. Điều này đòi hỏi một sự quan tâm đúng mực từ phía người thân xung quanh đối tượng phạm tội. Quan tâm không chỉ đơn giản là biết việc, mà phải có những phương pháp giải tỏa bức xúc tâm lý hiệu quả và quan trọng nhất là phải có cái nhìn thiện cảm với người đang “có vấn đề”. Chính vì vậy, hơn bao giờ hết, người phụ nữ cần sống yêu thương, nhân ái, được chia sẻ, trang bị cho mình bản lĩnh, sức chịu đựng trước những “giông tố” của cuộc sống, của tâm lý, hiểu biết về pháp luật; tránh được những việc làm trái lương tâm, đạo đức, chân lý, lẽ phải, không để những việc làm sai trái, dẫn đến những kết cục đau lòng cho chính mình và những người thân…
Tội giết người được quy định tại điều 93, luật hình sự năm 2009:
1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Giết nhiều người;
b) Giết phụ nữ mà biết là có thai;
c) Giết trẻ em….
2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.