Di tích - Thắng cảnh

Di tích cấp quốc gia có nên giao tư nhân thầu?

Việc Đền Củi (xã Xuân Hồng, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) được bàn giao cho tư nhân đứng ra quản lý, tự thu, tự chi….đã thu hút sự quan tâm của dư luận. Cho đến lúc này, những nhà khoa học quan tâm tới vấn đề này mà chúng tôi có điều kiện liên hệ đều không đồng tình với việc khoán trắng việc quản lý di tích cho tư nhân.

Được xếp hạng di tích cấp quốc gia từ năm 1993, Đền Củi (xã Xuân Hồng, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) cho đến nay vẫn chưa thành lập ban quản lý di tích như Thông tư của Bộ Văn hóa đề ra, mà bàn giao cho tư nhân đứng ra quản lý, tự thu, tự chi.“Khoán một năm ba, bốn trăm triệu”

Trao đổi với PV về vấn đề này, ông Trần Duy Đệ – Chủ tịch UBND xã Xuân Hồng cho biết, gia đình ông Nguyễn Sỹ Quý sống lâu đời trong Đền Củi, vì thế việc giao cho ông Quý hợp đồng trông coi, quản lý đền là phù hợp. Ông Nguyễn Hiền Lương – Chủ tịch UBND huyện Nghi Xuân cũng thừa nhận: “Từ trước đến nay, Đền Củi là do một nhóm người của xã Xuân Hồng quản lý, nhưng chủ yếu là gia đình ông Nguyễn Sỹ Quý. Xã đã khoán cho ông ấy, hợp đồng một năm ba, bốn trăm triệu gì đó”.


Theo thống kê của PV, tại Đền Củi có 24 hòm công đức. Do lượng du khách về hành hương rất đông, gia đình ông Quý thuê người hướng dẫn lễ lạt, viết tấu sớ cũng như các dịch vụ khác… “Là tiện cho du khách đến hành lễ, hơn nữa toàn tiền lẻ nên chẳng là bao”, ông Đệ nói.


Ông Lê Duy Việt – Phó Chủ tịch UBND huyện Nghi Xuân cho rằng: Suốt 18 năm nay đền được giao cho một gia đình quản lý là sự yếu kém của địa phương… Yếu kém này là do chủ quan của địa phương và cơ chế quản lý chưa đồng bộ”.


Ông Hải còn cho biết thêm, Sở đã có văn bản đề nghị UBND tỉnh phải có ý kiến chỉ đạo không để tình trạng này kéo dài. “Hiện đã có quyết định thành lập ban mới ở Đền Củi rồi”.

Đền Củi được xây dựng từ cuối triều Lê sơ, nằm ở phía Tây núi Ngũ Mã, hướng ra sông Lam. Kiến trúc gồm ba tòa: hạ điện, chính điện và thượng điện, với các cung thờ: Tam tòa Thánh Mẫu (mẫu tam phủ), Ngũ Vị Tôn Ông, cung Hoàng Mười, cung Chầu Mười, cung Trần Triều (thờ Đức Thánh Trần).


Thạc sĩ Kiến trúc Trang Thanh Hiền: Di quốc quốc gia phải thuộc sở hữu của quốc giaTôi cho rằng việc đấu thầu quản lý di tích ký kết giữa địa phương và cá nhân này là một việc làm hết sức phi văn hóa. Di tích quốc gia phải thuộc sở hữu của quốc gia, và do vậy nếu tư nhân có đứng ra quản lý, thì cũng chỉ là người thay mặt dân để giữ gìn di tích cho muôn đời sau. Vấn đề quan trọng hơn nữa là ban ngành văn hóa cần phải đề ra những qui chế chặt chẽ cho việc trùng tu cũng như bảo vệ di tích. Bởi lẽ, rất nhiều những di tích, khi chưa được người ta đồn thổi về chuyện linh thiêng, thì di tích sập sệ, nhưng ít nhiều những dấu tích cổ xưa vẫn còn được gìn giữ. Nhưng đến khi trở thành chốn tâm linh nườm nượp người cúng bái, thì di tích từ hàng trăm năm tuổi đã trở thành di tích còn vài tháng tuổi.

Du khách thập phương, vào thăm viếng Đền Củi

Du khách thập phương, vào thăm viếng Đền Củi

Ngoài ra người ta còn nhìn thấy rất nhiều những chuyện ứng xử thiếu văn hóa từ chính những người đi lễ, như việc họ cài cắm tiền lẻ lên bất cứ chỗ nào trong đình chùa, trên vai, trên tay tượng, khiến cho không gian di tích trở thành một không gian sặc mùi tiền bạc. Nên hơn hết muốn quản lý được các di tích văn hóa cho tốt, chúng ta cần phải quan tâm đến việc giáo dục di sản cũng như giáo dục tâm linh để sao cho dân hiểu được truyền thống lịch sử dân tộc, chứ đừng biến chốn linh thiêng thành nơi mua thần bán thánh.TS sử học Trần Đức Anh Sơn: Tôi phản đối!

Tiến sĩ Trần Đức Anh Sơn. Ảnh: IE

Tiến sĩ Trần Đức Anh Sơn. Ảnh: IELý do mà tôi phản đối là: là có thể họ không có kinh nghiệm. Hoặc nếu có, họ cũng vì mục đích cao nhất là lợi nhuận mà bỏ qua những yêu cầu cần có về chuyên môn. Nhất là khi những yêu cầu đó lại cần nhiều kinh phí, tốn kém, ảnh hưởng đến lợi nhuận. Hiển nhiên, người tham gia vào việc quản lý và trùng tu phải là người có nghề, am hiểu về lịch sử về văn hóa, mỹ thuật, kiến trúc. Các cơ quan Nhà nước chuyên trách về lĩnh vực này (Ban quản lý Di tích thuộc các Sở Văn hóa Thể thao &Du lịch…) sẽ phải là nơi có người đủ trình độ chuyên môn và thông thạo về lĩnh vực đó để gánh trách nhiệm chính về quản lý và trùng tu di tích. Cũng không phải Ban quản lý di tích nào cũng có làm tốt việc đó nhưng đó là trách nhiệm chính của họ, không thể giao cho tư nhân.

Minh San


Quan điểm của bạn? Theo bạn có nên giao tư nhân quản lý và “khai thác” di tích? Hãy điền ý kiến của bạn vào chỗ “gửi phản hồi”

Bee

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP