Dòng Sự kiện

Con trai Chủ tịch TĐ Bảo Long nói về phút chứng kiến bố mình bị bắt

Phóng viên báo đã có cuộc trao đổi với con trai của ông Nguyễn Hữu Khai liên quan đến việc ông này bị Cơ quan An ninh điều tra Công an TP Hà Nội bắt tạm giam phục vụ công tác điều tra liên quan đến hành vi “Sử dụng trái phép tài sản”.

>> Đường đời “kỳ lạ” của Chủ tịch Tập đoàn Bảo Long vừa bị bắt
>> Video: Công an TP Hà Nội bắt Chủ tịch TĐ Bảo Long Nguyễn Hữu Khai
>> Bắt ông Nguyễn Hữu Khai: Ân – oán từ thương vụ Bảo Long- Bảo Sơn?


Ông Nguyễn Hữu Khai bị bắt có thể khiến Bảo Long đổ vỡ? Như báo Giáo dục Việt Nam đã đưa tin: liên quan đến vụ việc vào chiều ngày 15.6, Cơ quan An ninh điều tra – Công an TP. Hà Nội đã tống đạt quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam 3 tháng đối với ông Nguyễn Hữu Khai. Việc tống đạt quyết định được cơ quan điều tra thực hiện tại trụ sở Công ty TNHH Đông Nam dược Bảo Long ở xã Xuân Thới, huyên Hóc Môn, TP.HCM. Ông Khai bị tạm giam để điều tra về hành vi sử dụng tài sản trái phép.Tiếp đó, vào ngày 17/6, Cơ quan An ninh điều tra Công an TP Hà Nội đã thực hiện lệnh khám xét nơi làm việc của ông Nguyễn Hữu Khai tại trụ sở Tập đoàn Y dược Bảo Long (xã Cổ Đông, thị xã Sơn Tây, Hà Nội).

Con trai ruột của ông Nguyễn Hữu Khai – Nguyễn Hữu Trường.

Con trai ông Nguyễn Hữu Khai, ông Nguyễn Hữu Trường cũng có mặt để chứng kiến quá trình khám xét của cơ quan điều tra. Anh Trường hiện tại đang là Giám đốc Công ty TNHH Đông Nam Dược Bảo Long tại TP. Hồ Chí Minh.


Phóng viên báo Giáo Dục Việt Nam đã có cuộc gặp gỡ và trao đổi nhanh với anh Trường liên quan đến vụ việc ông Khai bị bắt tạm giam để phục vụ cho công tác điều tra về hành vi “Sử dụng trái phép tài sản”.


Theo đó, anh Trường cũng là một trong những người có mặt và chứng kiến quá trình Cơ quan An ninh điều tra Công an TP Hà Nội thực hiện lệnh bắt tạm giam với ông Nguyễn Hữu Khai – Chủ tịch Tập đoàn Bảo Long vào chiều ngày 16/6 vừa qua.


Ngay sau khi lực lượng chức năng di lý ông Khai ra Hà Nội để phục vụ công tác điều tra, anh Trường cũng lập tức ra Hà Nội để giúp bố mình điều hành hoạt động chi nhánh công ty ở xã Cổ Đông – thị xã Sơn Tây – Hà Nội.

“Việc bố tôi bị bắt tạm giam là một cú sốc lớn đối với gia đình tôi cũng như cán bộ nhân viên trong tập đoàn Bảo Long. Bố tôi là chủ một tập đoàn lớn. Việc bố tôi bị bắt giam có ảnh hưởng rất lớn đến uy tín và hoạt động sản xuất kinh doanh của tập đoàn. Bố tôi là người sáng lập, là linh hồn của tập đoàn Bảo Long. Việc bố tôi bị bắt tạm giam có thể sẽ khiến Bảo Long bị mất trụ và có nguy cơ đổ vỡ,” anh Trường tâm sự.“Bố tôi là võ sư nên tâm lý ông luôn vững vàng”


Cơ quan điều tra di lý ông Nguyễn Hữu Khai về Hà Nội


Nói về biểu hiện tâm lý của ông Khai vào thời điểm bị lực lượng chức năng tới trụ sở công ty để thực hiện lệnh bắt tạm giam, anh Trường cho hay: “Bố tôi là một võ sư nên tâm lý của ông luôn vững vàng trong mọi tình huống. Khi bị bắt tạm giam, ông bình tĩnh và không hề tỏ ra suy sụp về tinh thần. Cá nhân tôi cũng như nhân viên trong công ty luôn khâm phục tinh thần kiên cường của ông.”


Về quyết định bắt tạm giam của cơ quan công an đối với ông Khai, anh trường cho rằng đó là một quyết định có phần hơi nặng nề: “Cơ quan công an quyết định bắt tạm giam bố tôi về hành vi Sử dụng tài sản trái phép là có phần hơi nặng và không hợp lý. Bởi vì số tài sản liên quan đến hợp đồng với Bảo Sơn (Tập đoàn Bảo Sơn – PV) hiện vẫn đang là tải sản tranh chấp chứ chưa phân định rõ số tài sản đó thuộc về bên nào. Vậy tại sao lại bắt giam bố tôi?” anh Trường đặt câu hỏi.


Theo anh Trường, tranh chấp giữa Bảo Long và Bảo Sơn bắt đầu diễn ra từ 2011. Cụ thể, vào tháng 3 năm đó, hai tập đoàn đã ký kết một hợp đồng làm ăn. Đến tháng 8/2011, phía Bảo Sơn công bố đã chuyển 227,5 tỷ đồng cho phía Bảo Long và yêu cầu phía Bảo Long chuyển giao toàn bộ tài sản của tập đoàn này tại xã Cổ Đông (Sơn Tây, Hà Nội) theo hợp đồng..


Trụ sở Tập đoàn Bảo Long tại xã Cổ Đông, Sơn Tây, Hà Nội

Tuy nhiên, phía Bảo Long không chấp nhận chuyển nhượng toàn bộ tài sản đã ghi trong hợp đồng với lý do: “Số tiền 227,5 tỷ đồng mà Bảo Sơn đã thanh toán chỉ là giá trị của đất (khoảng 53.000 mét vuông – PV) và tài sản trên đất. Trong khi đó, điều khoản trong hợp đồng ký kết giữa hai bên còn bao gồm cả giá trị cổ phần, cổ phiếu, thương hiệu,” anh Trường khẳng định.


Theo anh Trường, hiện cổ phần, cổ phiếu, thương hiệu của Bảo Long chưa được định giá và phía Bảo Sơn không hề tính đến giá trị cổ phần, cổ phiếu, thương hiệu như trong hợp đồng.


Còn theo bà Trần Thy Nga, trợ lý của ông Nguyễn Hữu Khai cho biết, ngay từ thời điểm phía Bảo Sơn thanh toán cho Bảo Long số tiền 227,5 tỷ đồng, phía Bảo Long đã thể hiện hữu ý chuyển giao một phần tài sản bằng cách điều động một nửa cán bộ nhân viên tại trụ sở ở xã Cổ Đông về cơ sở mới ở trung tâm Thành phố Hà Nội. Bà Nga cho hay, ý định của Bảo Long là sau khi định giá cổ phần, cổ phiếu, thương hiệu và phía Bảo Sơn thanh toán nốt số tiền này thì phía Bảo Long sẽ chuyển giao toàn bộ tài sản cho Bảo Sơn như trong hợp đồng đã nêu rõ.


Cũng theo bà Nga, cho tới nay, mặc dù xảy ra tranh chấp nhưng nhân viên Bảo Sơn cũng đã tiếp quản một phần tài sản của Bảo Long tại xã Cổ Đông.?


Hiện vụ việc đang được lực lượng chức năng xác minh làm rõ.

Phong Vũ – Trần Kháng

GDVN

  Từ khóa: Nguyễn Hữu Khai

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP